tailieunhanh - Tìm hiểu quá trình hình thành những cộng đồng ngư nghiệp ở vùng ven biển tỉnh Bình Thuận

Từ nhiều thế kỷ trước Bình Thuận đã trở thành điểm dừng chân của nhiều đoàn di dân, chủ yếu là người miền Trung, đến sinh sống và lập nghiệp, trong đó có bộ phận không nhỏ sống tập trung ở ven biển, làm nghề đánh bắt cá và các loại hải sản. Sau vài trăm năm dọc ven biển đã hình thành những cộng đồng ngư dân người Việt gắn bó với nghề biển qua nhiều thế hệ. | 69 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 6 (202) 2015 TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHỮNG CỘNG ĐỒNG NGƯ NGHIỆP Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH BÌNH THUẬN PHẠM THỊ PHƯƠNG THANH Bình Thuận là tỉnh thuộc cực Nam Trung Bộ, có vị trí phía bắc giáp Ninh Thuận, phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, tây nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu, đông và đông nam giáp biển Đông, đường bờ biển dài 192km và vùng lãnh hải rộng . Từ nhiều thế kỷ trước Bình Thuận đã trở thành điểm dừng chân của nhiều đoàn di dân, chủ yếu là người miền Trung, đến sinh sống và lập nghiệp, trong đó có bộ phận không nhỏ sống tập trung ở ven biển, làm nghề đánh bắt cá và các loại hải sản. Sau vài trăm năm dọc ven biển đã hình thành những cộng đồng ngư dân người Việt gắn bó với nghề biển qua nhiều thế hệ. 1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ VÙNG ĐẤT BÌNH THUẬN Theo sử sách ghi lại Bình Thuận trước đây thuộc nước Chiêm Thành. Đại Nam nhất thống chí viết: “Bình Thuận nguyên xưa là một vương quốc phía ngoài bờ cõi Nhật Nam, sau là đất của Chiêm Thành” (Nhiều tác giả, 2012, tập 1, tr. 659). Địa chí Bình Thuận năm 1935 ghi: “tỉnh Bình Thuận ở tột phía nam xứ Trung Kỳ, vào khoảng giữa đông kinh tuyến 116,50 và 1,18 (longitude - Est) và bắc vĩ tuyến 11,50 và 12,70 (latitude - North)” (Trương Xuân Quảng, 1935, tr. 5). Bình Thuận trở thành đất của nước Đại Việt khi các đời vua tiến dần về phía Nam. Đời vua Lê Thánh Tôn (1460-1497) địa giới của Việt Nam mở đến tỉnh Bình Định. Năm 1611 Nguyễn Phạm Thị Phương Thanh. Thạc sĩ. Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Hoàng vào trấn phương Nam mở rộng đến Phú Yên. Năm 1653 mở rộng đến Khánh Hòa (Trương Xuân Quảng, 1935, tr. 2). Đời chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1686) người Việt mở đất đến sông Phan Rang, còn từ sông về phía tây vẫn thuộc nước Chiêm Thành (Nguyễn Đình Đầu, tr. 55). Năm 1692, vùng đất này được đổi thành trấn Thuận Thành. Năm Đinh Sửu (1697), trấn đổi thành phủ Bình Thuận gồm có hai huyện là An Phước và Hòa Đa. Sau đó, lại đổi thành dinh Bình Thuận gồm các đạo Phan Rang, Phan Thiết, Ma

TỪ KHÓA LIÊN QUAN