tailieunhanh - Tài liệu bồi dưỡng Lãnh đạo, quản lý cấp huyện - Chuyên đề 6

Chuyên đề 6 - Kỹ năng kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo, quản lý cấp huyện. Nội dung chính của chuyên đề: Những vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá; đối tượng, nội dung kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo, quản lý cấp huyện; căn cứ kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo, quản lý cấp huyện; quy trình kiểm tra, đánh giá; một số lỗi thường gặp trong quá trình kiểm tra, đánh giá;. | Chuyên đề 6 KỸ NĂNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CỦA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP HUYỆN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 1. Khái niệm kiểm tra, đánh giá - Khái niệm kiểm tra Kiểm tra của lãnh đạo, quản lý cấp huyện là hoạt động thường xuyên của lãnh đạo, quản lý cấp huyện nhằm xem xét, theo dõi hoạt động của cá nhân, tổ chức trực thuộc trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Kết quả kiểm tra là cơ sở để đưa ra những đánh giá về hiệu quả thực tế của các hoạt động của cá nhân, tổ chức trực thuộc sự quản lý. - Khái niệm đánh giá Đánh giá của lãnh đạo, quản lý cấp huyện là một quá trình xem xét có hệ thống và chính thức việc thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức trực thuộc dựa trên các tiêu chí đánh giá đã được xác định trước, bằng các phương pháp đánh giá phù hợp, từ đó rút ra những kết luận, định hướng điều chỉnh hoạt động quản lý, điều hành trong tương lai. 2. Nguyên tắc cơ bản trong kiểm tra, đánh giá a) Nguyên tắc khách quan Trong quá trình kiểm tra, đánh giá, lãnh đạo quản lý cấp huyện phải tuân thủ nguyên tắc khách quan. Nguyên tắc này xuất phát từ chính bản chất hoạt động kiểm tra, đánh giá là một tất yếu khách quan, là hoạt động có ý thức của mọi tổ chức và con người trong xã hội. Nội dung cụ thể của nguyên tắc này được thể hiện ở chỗ: trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá, nhà lãnh đạo, quản lý cấp huyện phải 141 nhận thức được thực trạng khách quan, tôn trọng các quy luật khách quan và dựa vào các điều kiện khách quan để xây dựng, tiến hành các phương án kiểm tra, đánh giá. Bản chất hoạt động kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo, quản lý cấp huyện là xem xét từ đó đưa ra nhận định một cách khách quan việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của các cơ quan, tổ chức và cá nhân nhằm đưa ra kết luận đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý vi phạm góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước, xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vì thế, hoạt động .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.