tailieunhanh - Tài liệu bồi dưỡng Lãnh đạo, quản lý cấp huyện - Chuyên đề 5
Chuyên đề 5 - Kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp của lãnh đao, quản lý cấp huyện. Nội dung chuyên đề 5 gồm có: Kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp của lãnh đạo, quản lý cấp huyện; xử lý tình huống khẩn cấp; một số yêu cầu để phòng ngừa và xử lý các tình huống khẩn cấp ở cấp huyện có hiệu quả; một số tình huống khẩn cấp thường gặp ở cấp huyện và kỹ năng xử lý. | Chuyên đề 5 KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP CỦA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP HUYỆN I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP 1. Khái niệm về tình huống khẩn cấp a) Tình huống Theo Từ điển tâm lý học, tình huống là “hệ thống các sự kiện bên ngoài chủ thể, có tác dụng thúc đẩy tính tích cực của người đó. Bên ngoài chủ thể được hiểu theo ba góc độ: về mặt không gian (tình huống nằm ngoài chủ thể); về mặt thời gian (tình huống xảy ra trước so với hành động của chủ thể) và về mặt chức năng (tình huống độc lập với các điều kiện tương ứng ở thời điểm chủ thể hành động)”35. Như vậy, tình huống mang tính khách quan, là những sự việc nảy sinh ngoài ý muốn con người, đòi hỏi con người phải đối phó. Tình huống phát sinh tính có vấn đề khi nó chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết (có thể có nhiều phương hướng tìm lời giải và có khi có nhiều lời giải), mâu thuẫn được chủ thể nhận thức, từ đó nảy sinh nhu cầu giải quyết và có khả năng giải quyết mâu thuẫn dựa trên vốn tri thức, kinh nghiệm của mình. Như vậy, tình huống vừa chứa đựng yếu tố khách quan (sự việc, hoàn cảnh chứa mâu thuẫn nảy sinh ngoài ý muốn của chủ thể) vừa chứa đựng yếu tố chủ quan thuộc về chủ thể. Khi nói về tình huống là nói tới một sự kiện thực tế khách quan nào đó xuất hiện, đặt ra yêu cầu phải xử lý, giải quyết một cách cụ thể. Trong cuộc sống, con người thường đặt vấn đề: có tình huống, đã xuất hiện tình huống; hoặc: khi có tình huống, nếu có tình huống; để thể hiện một sự kiện đột biến trong quá trình vận động, phát triển hoặc để thể hiện ý chí phải giải quyết một vấn đề nào đó không bình thường, xảy ra trong quá trình vận động, phát triển của thực tiễn. 35 Vũ Dũng (Chủ biên), 2008, . 116 Quản lý là hoạt động mang tính chủ động, sáng tạo. Chủ thể quản lý phải luôn luôn dự tính những công việc của tương lai phù hợp với sự vận động, phát triển của thực tế khách quan, nhưng trên thực tế người quản lý chỉ dự tính được những đường hướng cơ bản, những vấn đề có tính tất yếu, tính quy luật, .
đang nạp các trang xem trước