tailieunhanh - Tăng cường xóa đói, giảm nghèo bền vững với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ngãi
Những năm qua, thông qua các chính sách dân tộc, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực này ngày càng được cải thiện. Song, công tác giảm nghèo vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh còn cao Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề này qua nội dung bài viết. | TÀI CHÍNH - Tháng 8/2016 TĂNG CƯỜNG XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH QUẢNG NGÃI ThS. Lê Thị Kiều Oanh Trong giai đoạn 2016-2020, một nhiệm vụ trọng tâm của Quảng Ngãi là xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, ưu tiên 6 huyện miền núi, dân tộc thiểu số. Những năm qua, thông qua các chính sách dân tộc, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực này ngày càng được cải thiện. Song, công tác giảm nghèo vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh còn cao • Từ khóa: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, huyện miền núi, dân tộc thiểu số. Những kết quả và hạn chế Quảng Ngãi có 6 huyện nghèo miền núi phía Tây là: Tây Trà, Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây và Trà Bồng. Nơi đây có tới 80,5% đồng bào dân tộc thiểu số như: Hrê, Cor, Ca Dong sinh sống. Có huyện tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số lên hơn 90% như huyện Sơn Tây . Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số, Quảng Ngãi đã ban hành Nghị quyết 05-NQ/TU, sau đó, HĐND tỉnh và UBND tỉnh đã cụ thể hóa bằng Nghị quyết 17/2007/NQ-HĐND và Quyết định 295/QĐ-UBND ngày 28-02-2008 về phát triển kinh tế - xã hội miền núi của Quảng Ngãi; Tỉnh đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách tích cực và hiệu quả đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số các huyện miền núi. Những kết quả chủ yếu đạt được như sau: - Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của các huyện miền núi, dân tộc thiểu số. Năm 2015, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của các huyện miền núi, dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi đạt tỷ đồng, tăng 16,7% so với năm 2014, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng bình quân tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 18,25%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ hơn. Các xã miền núi đã từng bước quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh với sản lượng hàng hóa khá lớn như cây mía ở huyện Sơn Hà, cây sắn ở
đang nạp các trang xem trước