tailieunhanh - Pháp luật về khoa học và công nghệ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Bài viết trình bày những thách thức của cách mạng công nghệ đối với pháp luật về khoa học và công nghệ, chung sức giải quyết những vấn đề mà cách mạng công nghệ đặt ra đối với nhà nước, doanh nghiệp và các nhà khoa học. . | Diễn đàn Khoa học - Công nghệ Pháp luật về KH&CN trong bối cảnh cách mạng công nghiệp ThS Nguyễn Thị Mai Phương1, TS Phạm Trọng Nghĩa2 Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội 2 Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Quốc hội 1 Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN ) hiện nay, hệ thống pháp luật về khoa học và công nghệ (KH&CN) đã, đang và sẽ phải đối đầu với hàng loạt vấn đề như: pháp lý liên quan đến trí tuệ nhân tạo, đạo đức liên quan đến công nghệ sinh học, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các công nghệ mới Điều này đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về KH&CN; đồng thời Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và toàn xã hội phải chung sức để cùng giải quyết những vấn đề mà CMCN đặt ra. Thách thức của CMCN đối với pháp luật về KH&CN Hiện nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau về CMCN . Mặc dù vậy, đa số mọi người đều thống nhất rằng, CMCN là sự kết hợp các thành tựu khoa học của 3 lĩnh vực chính gồm: (i) Kỹ thuật số (dữ liệu lớn, internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo ); (ii) Công nghệ sinh học (các ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu); và (iii) Lĩnh vực vật lý (Robot thế hệ mới, xe tự lái, các vật liệu mới, công nghệ nano.). CMCN phát triển trên cơ sở kế thừa các thành tựu của các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó. Tuy nhiên, so với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, CMCN có sự khác 20 biệt rất lớn về tốc độ (chưa từng có tiền lệ trong lịch sử), phạm vi (toàn cầu) và hệ thống (làm thay đổi toàn bộ không chỉ hệ thống sản xuất của một doanh nghiệp, một lĩnh vực mà còn tác động mạnh đến hệ thống quản lý của một quốc gia cũng như hệ thống quản trị toàn cầu). Thực tế cho thấy, sự phát triển nhanh chóng của CMCN , nhất là lĩnh vực ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã đem lại rất nhiều tiện ích cả trong khu vực tư và công. Trong một thời gian ngắn, trí tuệ nhân tạo đã phát triển qua 3 .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.