tailieunhanh - Những thành tựu trong nghiên cứu văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến 1945
Bài viết Những thành tựu trong nghiên cứu văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến 1945 trình bày: Nghiên cứu trong các lĩnh vực văn học khác, các công trình nghiên cứu của các tác giả tiêu biểu trong lĩnh vực văn học dân gian (Kinh Thi Việt Nam - Nguyễn Bách Khoa) và văn học trung đại Việt Nam,. . | NHỮNG THÀNH TỰU TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1930 ĐẾN 1945 DƯƠNG THU THỦY Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau Tóm tắt: Cùng với các công trình nghiên cứu trong các lĩnh vực văn học khác, các công trình nghiên cứu của các tác giả tiêu biểu trong lĩnh vực văn học dân gian (Kinh Thi Việt Nam - Nguyễn Bách Khoa) và văn học trung đại Việt Nam (Trông giòng sông Vị - Trần Thanh Mại; Nguyễn Du và Truyện Kiều, Văn chương truyện Kiều, Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ - Nguyễn Bách Khoa; Khảo luận về Kim Vân Kiều - Đào Duy Anh) từ 1930 đến 1945 đã cho chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về toàn bộ hoạt động nghiên cứu văn học giai đoạn này. Quan trọng hơn, là qua đó, chúng ta nhận ra sự chuyển biến mạnh mẽ của toàn bộ hoạt động nghiên cứu văn học nói chung và nghiên cứu văn học dân gian, văn học trung đại Việt Nam từ 1930 đến 1945 nói riêng trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX vận động theo quỹ đạo hiện đại hóa của nền văn học dân tộc và phân ra làm hai giai đoạn: từ đầu thế kỷ XX đến năm 1930 và từ sau năm 1930 đến 1945, nhưng vẫn là một hành trình tiếp nối liên tục. Những công trình nghiên cứu trong giai đoạn đầu không chỉ thể hiện sự nỗ lực của những nhà nghiên cứu mở đường trong việc tiên phong áp dụng các phương pháp mới của phương Tây vào việc nghiên cứu văn học Việt Nam mà còn góp phần quan trọng trong việc giới thiệu những tinh hoa văn hóa, văn học của dân tộc đến với độc giả đương thời. Từ sau năm 1930, quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam mới được đẩy lên một bước mới - một bước nhảy vọt về cả chất và lượng. Cùng với hoạt động sáng tác, nghiên cứu văn học trở thành một hoạt động chuyên môn và đã thực sự khẳng định sự có mặt của mình trong đời sống văn học nước nhà bằng sự xuất hiện hàng loạt các công trình nghiên cứu từ văn học dân gian đến văn học hiện đại; nghiên cứu lý luận văn học, nghiên cứu văn học sử; nghiên cứu văn học trong
đang nạp các trang xem trước