tailieunhanh - Bệnh đạo ôn hại lúa và biện pháp quản lý
Bài viết này cung cấp những thông tin, dữ liệu khoa học về bệnh đạo ôn hại lúa và biện pháp phòng trừ. Bài viết trình bày triệu chứng bệnh đạo ôn Pyriculariao ryzaeCav, những ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu đến bệnh đạo ôn, ảnh hưởng của dinh dưỡng, chế độ bón phân đến bệnh đạo ôn hay ảnh hưởng của chế độ nước, mật độ, thời vụ đến bệnh đạo ôn. Bên cạnh đó, tác giả còn tổng hợp những nghiên cứu về chủng nấm sinh lý gây bệnh và tính chống chịu bệnh đạo ôn của các giống lúa. | NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ n Nguyễn Tuấn Lộc Trung tâm BVTV vùng Khu 4 1. Mở đầu Việt Nam được coi là một trong những nơi phát sinh cây lúa, lúa được thuần hóa và trồng cấy từ 4000 năm nay. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, lượng mưa hàng năm lớn, rất thích hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Cùng với việc áp dụng giống mới, đầu tư phân bón cao thì cũng không tránh khỏi các đối tượng dịch hại ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là bệnh đạo ôn. Các tỉnh vùng Khu 4 hàng năm gieo trồng lúa. Việc mở rộng diện tích lúa đặc sản, lúa hàng hóa chất lượng đang gặp phải một trở ngại lớn là mức độ và quy luật phát sinh của một số đối tượng sâu bệnh chủ yếu ngày càng phức tạp. Trong đó bệnh đạo ôn hại lúa (Pyricularia oryzae Cav.) là một trong những bệnh hại lúa nguy hiểm, gây hại nghiêm trọng cả trên lá và cổ bông. Mức độ và tác hại của bệnh thay đổi liên quan đến nhiều yếu tố như: giống lúa, thời kỳ sinh trưởng, chế độ canh tác, mùa vụ, phân bón, khí hậu, thời tiết Vụ xuân 2017, bệnh đạo ôn cổ bông đã phát sinh gây hại trên , trong đó nặng SỐ 3/2018 , (mất trắng ), tỷ lệ bệnh phổ biến 5-10%, nơi cao 15-70%. Bài viết này cung cấp những thông tin, dữ liệu khoa học về bệnh đạo ôn hại lúa và biện pháp phòng trừ. 2. Triệu chứng bệnh đạo ôn Pyricularia oryzae Cav Bệnh đạo ôn phát sinh gây hại cả trên mạ và trên lúa cấy ở các thời kỳ sinh trưởng, phát triển ngoài đồng ruộng. Cây lúa có thể bị bệnh ở các bộ phận khác nhau như cổ lá, phiến lá, đốt thân, cổ bông, cổ gié, hạt. Dựa vào vị trí bị bệnh, người ta phân chia các dạng hình bệnh: đạo ôn lá, đạo ôn đốt thân, đạo ôn cổ bông - Vết bệnh trên lá mạ, lá lúa: Lúc đầu là những chấm nhỏ màu hơi vàng mờ. Vài ngày sau, vết bệnh kéo dài về hai phía, phình to ở giữa tạo thành vết bệnh có dạng hình thoi, ở giữa vết bệnh màu xám tro, có một viền nâu, xung quanh vết bệnh có thể có Tạp chí KH-CN Nghệ An [16] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI quầng vàng (tùy theo
đang nạp các trang xem trước