tailieunhanh - Tiểu luận " ASEAN –Chỗ đứng mới của Việt Nam trong một thời thế giới hậu chiến tranh lạnh

Đầu thập niên 90, trước sự thay đổ của tình hình thế giới, chính sách đối ngoại Việt Nam trước đây không còn phù hợp nữa. Là một nước trong hàng ngũ phe xã hội chủ nghĩa trong thời kì chiến tranh lạnh, Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ hai cường quốc Liên Xô và Trung Quốc. Vậy trong một thế giới hậu chiến tranh lạnh, khi phe khối chủ nghĩa xã hội đã tan rã, Việt Nam sẽ chọn cho mình con đường nào để tiếp tục? Lịch sử đã chứng minh tính đúng đắn của câu trả lời mà Việt Nam. | Chỉ đến giữa thập kỉ 90 sự kiện này mới có điều kiện trở thành hiện thực là do những biến động to lớn trên thế giới cũng như sự thay đổi trong tư duy, chiến lược của các nhà lãnh đạo quốc gia. Chiến Tranh Lạnh kết thúc mở đầu cho thời kì hội nhập phát triển, cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau và xu hướng khu vực hóa quốc tế hóa. Nhanh nhạy với những sự thay đổi này, và đáp lại nhu cầu cấp thiết về phát triển kinh tế của đất nước, những người đứng đầu Việt Nam chủ động học hỏi và nhận ra các nước ASEAN mà chúng ta từng nghi kị có nhiều tương đồng hơn là khác biệt với Việt Nam. Đông Nam Á là khu vực tồn tại một hệ thống đa dạng phong phú các thể chế chính trị, mô hình kinh tế, là điểm giao thoa của các nền văn hóa và các tôn giáo lớn trên thế giới, là cửa ngõ mà trong lịch sử các thế lực trên thế giới đều tranh giành tầm ảnh hưởng. Trong suốt chiều dài lịch sử và đặc biệt là trong thế kỉ XX các nước Đông Nam Á đều chịu nhiều máu lửa chiến tranh, bị biến thành thuộc địa hoặc phải lệ thuộc vào các cường quốc bên ngoài khu vực. Chính kinh nghiệm lịch sử đó đã hun đúc trong mỗi con người trong mỗi dân tộc tinh thần yêu nước và khát khao độc lập tự chủ. Và những người đứng đầu mỗi nước trong giai đoạn này đều tiến đến một nhận thức chung phát triển kinh tế và hợp tác khu vực là chìa khóa để đạt được ước mơ này.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN