tailieunhanh - Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ du lịch

Đối với ngành Du lịch, yêu cầu phát triển mới, thời kỳ hội nhập sâu rộng, buộc đội ngũ nhân lực làm trong ngành Du lịch phải nâng cao, cập nhật các tri thức, nắm bắt khoa học kỹ thuật có liên quan đến ngành nghề, vững vàng về kiến thức chuyên môn. để tạo nên lợi thế cạnh tranh trong môi trường hoạt động nghề nghiệp hiện nay. | TÀI CHÍNH - Tháng 6/2016 ĐÀO TẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC DỊCH VỤ DU LỊCH ThS. NGUYỄN THÀNH NAM Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển, là tài sản vô giá của mọi quốc gia, vùng lãnh thổ, doanh nghiệp. Đối với ngành Du lịch, yêu cầu phát triển mới, thời kỳ hội nhập sâu rộng, buộc đội ngũ nhân lực làm trong ngành Du lịch phải nâng cao, cập nhật các tri thức, nắm bắt khoa học kỹ thuật có liên quan đến ngành nghề, vững vàng về kiến thức chuyên môn. để tạo nên lợi thế cạnh tranh trong môi trường hoạt động nghề nghiệp hiện nay. • Từ khóa: Nguồn nhân lực, dịch vụ du lịch, hội nhập, doanh nghiệp. Nhân lực chất lượng cao: Thiếu về lượng, hạn chế về chất Theo thống kê sơ bộ, lực lượng lao động trong ngành Du lịch của nước ta tăng lên 30 – 40 vạn người mỗi năm. Hiện nay, có khoảng 50 vạn lao động trực tiếp và trên 1 triệu lao động gián tiếp trong ngành Du lịch. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, đến năm 2015, ngành Du lịch cần tới lao động trực tiếp; đến năm 2020, con số này lên tới người. Căn cứ vào báo cáo tổng hợp về thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam qua các năm 2000, 2005, 2009 cho thấy, hiện lao động trực tiếp của ngành Du lịch đạt trình độ đại học và trên đại học chiếm 9,7%, đạt trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng chiếm 51% và có đến 39,3% trình độ dưới sơ cấp. Trong số đó, chỉ có 43% được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về các ngành nghề du lịch. Với lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng và lượng khách nội địa, hoạt động du lịch ở nước ta hiện đang diễn ra khá sôi động, với lực lượng lao động đông đảo phục vụ trong Ngành. Theo đánh giá chung, chất lượng nguồn nhân lực trong ngành Kinh doanh khách sạn và cơ sở lưu trú ở Việt Nam hiện nay đều chưa đáp ứng được nhu cầu và chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt, về mảng du lịch chất lượng cao và mang tính cạnh tranh cao thì còn yếu kém. Có một thực tế là, hầu hết các khách sạn cao cấp như Sofitel, Sheraton, .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN