tailieunhanh - Đạo đức kinh doanh của thị dân Nhật Bản
Người ta hay nói đến nhiều thứ “đạo” ở Nhật Bản: Thần đạo, Võ sĩ đạo, Kiếm đạo, Hoa đạo, Trà đạo , nhưng ít ai nghe nói đến Đinh nhân đạo. Đinh nhân đạo là đạo của thị dân, là đạo đức kinh doanh vì nước. Đây là một trong những động lực đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hùng cường. Hình thành tầng lớp thị dân Ở Nhật Bản, ranh giới giữa thành thị với nông thôn bắt đầu hình thành từ thế kỷ 13. Đến thế kỷ 14-15, do nhu cầu mua bán, hoạt động thương. | Đạo đức kinh doanh của thị dân Nhật Bản PGS - TS Đoàn Lê Giang Trưởng khoa Văn học và Ngôn ngữ ĐH KHXH-NV TPHCM Đầu Tư Tài Chính Người ta hay nói đến nhiều thứ đạo ở Nhật Bản Thần đạo Võ sĩ đạo Kiếm đạo Hoa đạo Trà đạo. nhưng ít ai nghe nói đến Đinh nhân đạo. Đinh nhân đạo là đạo của thị dân là đạo đức kinh doanh vì nước. Đây là một trong những động lực đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hùng cường. Hình thành tầng lớp thị dân Ở Nhật Bản ranh giới giữa thành thị với nông thôn bắt đầu hình thành từ thế kỷ 13. Đến thế kỷ 14-15 do nhu cầu mua bán hoạt động thương mại xung quanh các cửa biển cửa sông phát triển dần dần biến những nơi này thành các thị trấn sầm uất. Xung quanh chùa chiền là nơi thị tứ. Xung quanh thành quách của lãnh chúa cũng có nhiều hoạt động thương mại và dịch vụ biến thành trung tâm thương mại tiểu thủ công nghiệp cùng với chức năng chính trị văn hóa vốn có của nó. Thời Edo thế kỷ 17-19 Mạc phủ chia nhỏ đất nước ra thành 300 lãnh địa để cho các chúa đại danh cai quản làm cho số lượng thị trấn rải đều ra khắp Nhật Bản. Mạc phủ lại buộc các lãnh chúa đại danh hàng năm cứ 6 tháng một lần phải cùng đoàn tùy tùng rời khỏi lãnh địa lên sống ở nhà riêng tại Edo để chịu sự chỉ huy của tướng quân khiến cho đường giao thông và thương mại nội địa rất phát triển. Việc buôn bán với nước ngoài đã kích thích kinh tế phát triển cao. Tất cả những điều đó làm cho số lượng và quy mô các thị trấn thành phố tăng lên rất nhanh chóng tầng lớp thị dân cũng trở nên đông đảo dần dần trở thành một giai tầng độc lập. Châu ấn thuyền - thuyền có giấy phép đặc biệt của Mạc phủ cho thương nhân được đi buôn bán ở nước ngoài. Thời bấy giờ Nhật Bản có 3 thủ đô Kyoto là thủ đô văn hóa Edo là thủ đô chính trị còn Osaka là thủ đô kinh tế. Thương nhân Osaka giàu có tới mức họ trở thành chủ nợ của các võ sĩ các lãnh chúa thậm chí của cả tướng quân nữa. Nhiều lãnh chúa cất nhà ở Osaka để được hưởng thụ cuộc sống phồn hoa nơi đây họ thường xuyên phải vay tiền các thương nhân để tiêu xài .
đang nạp các trang xem trước