tailieunhanh - Nghiên cứu cộng hưởng Cyclotron trong hố lượng tử với thế Parabol bằng kỹ thuật chiếu cô lập

Bài viết Nghiên cứu cộng hưởng Cyclotron trong hố lượng tử với thế Parabol bằng kỹ thuật chiếu cô lập trình bày: Xác định công suất hấp thụ cộng hưởng Cyclotron trong các vật liệu có cấu trúc hố lượng tử có dạng parabol. Bằng cách áp dụng kỹ thuật chiếu cô lập, chúng tôi thu được biểu thức giải tích của công suất hấp thụ,. . | NGHIÊN CỨU CỘNG HƯỞNG CYCLOTRON TRONG HỐ LƯỢNG TỬ VỚI THẾ PARABOL BẰNG KỸ THUẬT CHIẾU CÔ LẬP TRƯƠNG THỊ HỒNG NHUNG Trường Đại học Tiền Giang TRẦN CÔNG PHONG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Bài báo này xác định công suất hấp thụ cộng hưởng Cyclotron trong các vật liệu có cấu trúc hố lượng tử có dạng parabol. Bằng cách áp dụng kỹ thuật chiếu cô lập, chúng tôi thu được biểu thức giải tích của công suất hấp thụ. Sử dụng chương trình tính toán, chúng tôi nhận được các đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của công suất hấp thụ vào từ trường và tần số đặc trưng của hố parabol. Kết quả này cho phép xác định các đặc trưng của cộng hưởng và so sánh kết quả với các phương pháp khác. 1 GIỚI THIỆU KỸ THUẬT CHIẾU CÔ LẬP Từ lâu, độ rộng vạch phổ cộng hưởng Cyclotron đã được biết đến là công cụ hữu ích để nghiên cứu cấu trúc electron trong chất rắn. Đại lượng này thường được xác định từ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của công suất hấp thụ vào tần số trường ngoài. Dạng tổng quát của công suất có chứa hàm suy giảm, có thể đưa về dạng Lorentz (Lorentz hóa) bằng cách sử dụng các kỹ thuật chiếu trong thống kê lượng tử. Bài báo này sử dụng kỹ thuật chiếu cô lập [1, 2], trong đó bao gồm kỹ thuật cô lập và kỹ thuật chiếu thông thường. Để tránh nguy cơ phân kỳ trong hàm độ rộng vạch phổ và biến đổi hàm suy giảm thành 0 dạng Lorentz, ta xác định cặp toán tử cô lập {∆, ∆ } và cặp toán tử chiếu {P, P 0 }, được xác định như sau 0 0 hβ|∆Y |β i ≡ hβ|∆Y |β − 1iδβ 0 ,β−1 P Y ≡ hY iα J + /hJ + iα , và ∆ = 1 − ∆, 0 P ≡ 1 − P. (1) (2) Sử dụng kỹ thuật chiếu cô lập ta có thể xác định cụ thể các phần thực và phần ảo của hàm suy giảm. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(13)/2010: tr. 5-13 6 2 TRƯƠNG THỊ HỒNG NHUNG - TRẦN CÔNG PHONG BIỂU THỨC GIẢI TÍCH TỔNG QUÁT CỦA HÀM SUY GIẢM ~ hướng vuông góc với thành hố (tức là hướng theo trục z), Giả sử đặt một từ trường B năng lượng chuyển động của electron trong mặt phẳng (x, y) (mặt tiếp xúc của hai

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.