tailieunhanh - Lịch sử và tư tưởng của đạo Sikh - Những nét đại cương
Bài viết Lịch sử và tư tưởng của đạo Sikh - Những nét đại cương trình bày: Ấn Độ là đất nước đã sản sinh ra nhiều tôn giáo nhất trên thế giới, như Balamoon giáo (Ấn Độ giáo), Phật giáo, Raina giáo và Sikh giáo. Đạo Sikh là một tôn giáo cải cách ra đời vào đầu thế kỷ thứ XVI ở vùng Penjap miền Bắc Ấn Độ,. | LỊCH SỬ VÀ TƯ TƯỞNG CỦA ĐẠO SIKH - NHỮNG NÉT ĐẠI CƯƠNG ĐẶNG VĂN CHƯƠNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế TỊNH NHƯ Chùa Kiều Đàm, Huế Tóm tắt: Có thể nói Ấn Độ là đất nước đã sản sinh ra nhiều tôn giáo nhất trên thế giới, như Balamoon giáo (Ấn Độ giáo), Phật giáo, Raina giáo và Sikh giáo. Đạo Sikh là một tôn giáo cải cách ra đời vào đầu thế kỷ thứ XVI ở vùng Penjap miền Bắc Ấn Độ. Tôn giáo này có ảnh hưởng lớn ở Ấn Độ, nhưng sự hiểu biết về nó còn rất hạn chế ở Việt Nam. Bài viết này giới thiệu khái lược về sự ra đời giáo lý và giáo luật của Sikh giáo. Trong các nền văn hoá của nhân loại, tôn giáo luôn có một vị trí rất quan trọng. Tôn giáo là một trong những yếu tố đầu tiên và cơ bản trong việc hình thành, bảo tồn và phát huy những giá trị đạo đức của con người. Đối với Ấn Độ, tôn giáo càng có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ trên lĩnh vực văn hóa tinh thần mà ngay cả trên lĩnh vực văn hóa vật chất. Và Ấn Độ là đất nước đã sản sinh ra nhiều tôn giáo vào bậc nhất thế giới. Bài viết này chúng tôi giới thiệu khái lược về đạo Sikh, ra đời ở Ấn Độ vào đầu thế kỷ XVI mà sự hiểu biết về nó còn rất hạn chế ở nước ta. 1. LỊCH SỬ HÀNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐẠO SIKH Dưới vương triều Hồi giáo Đêli (1206-1526), Ấn Độ thường xuyên bị phân liệt về lãnh thổ và chính trị bởi các thủ lĩnh Hồi giáo chia nhau cầm quyền ở các địa phương và nhiều lần bị quân Mông Cổ tấn công xâm lược nhất là ở vùng tây bắc rộng lớn. Bên cạnh đó, người Hồi giáo cai trị lại thực hiện chính sách phân biệt tôn giáo. Họ dành nhiều ưu ái, quyền lợi về chính trị, kinh tế cho tín đồ Hồi giáo cũng tức là hạn chế quyền lợi của các tôn giáo khác, trong đó có đông đảo tín đồ Ấn Độ giáo. Cùng với những lí do khác về kinh tế, xã hội đã dẫn đến phong trào đấu tranh của các giáo phái ở Ấn Độ. Những nhà tư tưởng của các phong trào này đều phủ nhận sự phân chia đẳng cấp, đòi bình đẳng của mọi người trước thần linh và chủ trương không phân biệt địa vị xã hội và tôn giáo, tín ngưỡng [5, tr. 355]. Trong bối cảnh lịch
đang nạp các trang xem trước