tailieunhanh - Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế: Minh chứng dữ liệu chuỗi tại TP. Hồ Chí Minh
Bài viết nghiên cứu sự tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại TP. HCM bên cạnh các yếu tố đầu tư tư nhân, độ mở thương mại và tăng trưởng lao động bình quân. Sử dụng phương pháp phân tích đồng liên kết (cointergration) của Engle-Granger để đo lường các mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến và mô hình điều chỉnh sai số ECM (Error Correction Model) khảo sát mối quan hệ động trong ngắn hạn giữa tăng trưởng kinh tế và các biến tác động trong mô hình. Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng xem và tham khảo. | Nghiên Cứu & Trao Đổi Tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế: Minh chứng dữ liệu chuỗi tại TP. Hồ Chí Minh ThS. Đặng Văn Cường & Bùi Thanh Hoài Đại học Kinh tế B ài viết nghiên cứu sự tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại bên cạnh các yếu tố đầu tư tư nhân, độ mở thương mại và tăng trưởng lao động bình quân. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích đồng liên kết (cointergration) của Engle-Granger để đo lường các mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến và mô hình điều chỉnh sai số ECM (Error Correction Model) để khảo sát mối quan hệ động trong ngắn hạn giữa tăng trưởng kinh tế và các biến tác động trong mô hình. Dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm nghiên cứu đưa ra một số các gợi ý về chính sách đối với chi tiêu công nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế tại . Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế, chi tiêu công, đồng liên kết, ECM. 1. Giới thiệu là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, còn được xem là đầu tàu, có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Những năm qua tốc độ tăng trưởng của thành phố hàng năm cao hơn tốc độ phát triển kinh tế của cả nước: chính vì thế, sự phát triển của kinh tế thành phố có tác động rất lớn đến sự phát triển chung của cả nước. Để đảm bảo tốc độ phát triển đó, việc huy động các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế luôn là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền thành phố. Nguồn lực tài chính là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển toàn diện của một quốc gia; tương tự, sự phát triển của một đô thị cũng đòi hỏi một nguồn tài chính để chi tiêu ổn định góp phần đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội và tạo niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo và điều hành kinh tế của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, vấn đề quản lý, sử dụng hiệu quả chi ngân sách, không lãng phí để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từng giai đoạn
đang nạp các trang xem trước