tailieunhanh - Cách thể hiện phép lịch sự bằng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong các bài thuyết trình Tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - ĐH Huế
Bài viết Cách thể hiện phép lịch sự bằng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong các bài thuyết trình Tiếng Anh của sinh viên trường Đại họcNgoại ngữ - ĐH Huế trình bày: Đề cập khái niệm lịch sự (politeness) thể hiện qua hành động giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Lịch sự là một quan niệm có tính văn hóa nên cách thức thể hiện nó trong ngôn ngữ cũng khác nhau trong những hoàn cảnh địa lý, xã hội khác nhau,. . | CÁCH THỂ HIỆN PHÉP LỊCH SỰ BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP NGÔN NGỮ VÀ PHI NGÔN NGỮ TRONG CÁC BÀI THUYẾT TRÌNH TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐH HUẾ ĐỖ THỊ XUÂN DUNG Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế Tóm tắt: Bài báo đề cập khái niệm lịch sự (politeness) thể hiện qua hành động giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Lịch sự là một quan niệm có tính văn hóa nên cách thức thể hiện nó trong ngôn ngữ cũng khác nhau trong những hoàn cảnh địa lý, xã hội khác nhau. Trong khi người Anh-Mỹ quan niệm một hành động hoặc một câu nói nào đó là lịch sự thì đối với người châu Á, có thể xuất hiện quan niệm hoàn toàn ngược lại. Dựa trên những lý thuyết về quan niệm lịch sự, tác giả đã khảo sát các bài thuyết trình của sinh viên tiếng Anh - trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế để tìm ra những cách thể hiện phép lịch sự của sinh viên khi thuyết trình cũng như đối chiếu chúng với cách mà người Anh - Mỹ thường hay thể hiện trong những hoàn cảnh tương tự. Những kết quả này có thể là tài liệu tham khảo cho những sinh viên tiếng Anh trong việc hướng đến các bài thuyết trình tiếng Anh vừa đạt được những chuẩn mực ngôn ngữ và những yêu cầu văn phong, vừa thể hiện đặc tính văn hóa của những nước nói tiếng Anh. 1. QUAN NIỆM VỀ PHÉP LỊCH SỰ (POLITENESS) Phép lịch sự có thể được xem là các ứng dụng thực tiễn của cách cư xử và phép xã giao. Đây là một hiện tượng có tính văn hóa vì quan niệm về lịch sự ở một quốc gia hay ngôn ngữ này có thể giống hoặc khác hoàn toàn với một quốc gia hay một ngôn ngữ khác. Lịch sự không chỉ diễn ra bên trong suy nghĩ của bản thân người giao tiếp. Muốn thể hiện lịch sự, người ta còn phải dùng những phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Xuất phát từ khái niệm “thể diện” (face concept) của Goffman [7], Brown và Levinson [4] đã đưa ra lý thuyết về phép lịch sự. Để hiểu được sâu hơn về phép lịch sự, cần tìm hiểu về khái niệm “thể diện” (face). Theo Goffman [7], [8]; Brown và Levinson [4], thể diện là “giá trị tích cực về mặt xã
đang nạp các trang xem trước