tailieunhanh - Bài giảng chương 4: Xác định chuyển vị trong hệ thanh phẳng đàn hồi tuyến tính

Mục đích của việc xác định chuyển vị trong hệ thanh đàn hồi tuyến tính: Kiểm tra độ cứng công trình, chuẩn bị cơ sở cho việc nghiên cứu hệ siêu tĩnh, tải trọng gây ra chuyển vị là tải trọng tác dụng tĩnh, chuyển vị của hệ nghiên cứu tuân theo nguyên lý cộng tác dụng,.! | CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH CHUYỂN VỊ TRONG HỆ THANH PHẲNG ĐÀN HỒI TUYẾN TÍNH Mục đích của việc xác định chuyển vị trong hệ thanh đàn hồi tuyến tính: + Kiểm tra độ cứng công trình + Chuẩn bị cơ sở cho việc nghiên cứu hệ siêu tĩnh Các giả thiết khi tính toán: + Tải trọng gây ra chuyển vị là tải trọng tác dụng tĩnh + Chuyển vị của hệ nghiên cứu tuân theo nguyên lý cộng tác dụng Cách xác định chuyển vị + Xuất phát từ nguyên lý công khả dĩ ( nguyên lý công ảo) của hệ thanh. § KHÁI NIỆM VỀ BIẾN DẠNG VÀ CHUYỂN VỊ Khái niệm . Biến dạng: là sự thay đổi hình dạng của công trình dưới tác dụng của các nguyên nhân bên ngoài như tải trọng, sự thay đổi nhiệt độ, chuyển vị cưỡng bức gối tựa, chế tạo không chính xác. Bài toán phẳng, biến dạng của một phân tố thanh có chiều dài ds bao gồm ba thành phần: Biến dạng xoay ds giữa hai tiết diện ở hai đầu phân tố thanh do mômen gây ra, là biến dạng xoay tỷ đối Biến dạng dọc trục ds giữa hai tiết diện ở hai đầu phân tố thanh do . | CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH CHUYỂN VỊ TRONG HỆ THANH PHẲNG ĐÀN HỒI TUYẾN TÍNH Mục đích của việc xác định chuyển vị trong hệ thanh đàn hồi tuyến tính: + Kiểm tra độ cứng công trình + Chuẩn bị cơ sở cho việc nghiên cứu hệ siêu tĩnh Các giả thiết khi tính toán: + Tải trọng gây ra chuyển vị là tải trọng tác dụng tĩnh + Chuyển vị của hệ nghiên cứu tuân theo nguyên lý cộng tác dụng Cách xác định chuyển vị + Xuất phát từ nguyên lý công khả dĩ ( nguyên lý công ảo) của hệ thanh. § KHÁI NIỆM VỀ BIẾN DẠNG VÀ CHUYỂN VỊ Khái niệm . Biến dạng: là sự thay đổi hình dạng của công trình dưới tác dụng của các nguyên nhân bên ngoài như tải trọng, sự thay đổi nhiệt độ, chuyển vị cưỡng bức gối tựa, chế tạo không chính xác. Bài toán phẳng, biến dạng của một phân tố thanh có chiều dài ds bao gồm ba thành phần: Biến dạng xoay ds giữa hai tiết diện ở hai đầu phân tố thanh do mômen gây ra, là biến dạng xoay tỷ đối Biến dạng dọc trục ds giữa hai tiết diện ở hai đầu phân tố thanh do lực dọc gây ra, là biến dạng dọc tỷ đối. Biến dạng trượt ds giữa hai tiết diện ở hai đầu phân tố thanh do lực cắt gây ra, là biến dạng trượt tỷ đối. Chuyển vị: là sự thay đổi vị trí của các phân tố trong hệ kết cấu. Có thể nói chuyển vị là hệ quả của quá trình biến dạng trong hệ kết cấu. Một phân tố trong hệ có thể ba khả năng + Không chuyển vị nhưng có biến dạng (vị trí 1) + Có chuyển vị và có biến dạng (vị trí 2) + Có chuyển vị nhưng không biến dạng (vị trí 3) Trong thực hành sử dụng khái niệm chuyển vị của tiết diện 2. Các loại chuyển vị: chuyển vị tại một tiết diện xác định có ba thành phần: Chuyển vị thẳng theo phương trục x Chuyển vị thẳng theo phương trục y Chuyển vị xoay (chuyển vị góc) 3. Ký hiệu chuyển vị: km Chỉ số thứ nhất (k) chỉ vị trí và phương của chuyển vị, chỉ số thứ hai (m) chỉ nguyên nhân gây ra chuyển vị. km – chuyển vị tương ứng vị trí và phương k do nguyên nhân m gây ra. 4. Chuyển vị đơn vị: là chuyển vị mà nguyên nhân gây ra bằng đơn vị, ký .