tailieunhanh - Nghiên cứu quốc tế: Lý Quang Diệu viết về Singapore

Singapore có một nền kinh tế rất mở. Từ khi tách khỏi Malaysia đã xác định rằng, là một thành phố cảng bị cắt lìa khỏi lục địa, thì không còn con đường nào khác để phát triển ngoài việc tạo ra những liên kết sâu rộng với phần còn lại của thế giới. Singapore thịnh vượng từ những kết nối này, tận dụng đà tăng trưởng mạnh mẽ diễn ra trên khắp thế giới. Để tìm hiểu rõ hơn, . | Biên dịch: Ngô Trần Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân #183 11/07/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ KINH TẾ SINGAPORE Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Singapore: The Economy”, in . Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 228-237. Biên dịch: Ngô Trần Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân Singapore có một nền kinh tế rất mở. Từ khi chúng ta tách khỏi Malaysia, chúng ta đã xác định rằng, là một thành phố cảng bị cắt lìa khỏi lục địa, chúng ta không còn con đường nào khác để phát triển ngoài việc tạo ra những liên kết sâu rộng với phần còn lại của thế giới. Chúng ta thịnh vượng đi lên từ những kết nối này, tận dụng đà tăng trưởng mạnh mẽ diễn ra trên khắp thế giới sau Thế chiến thứ hai. Ngày nay, theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới, tỉ lệ thương mại trên GDP của chúng ta (416%) vượt xa con số của láng giềng Malaysia (167%) và Indonesia (47%) cũng như những nền kinh tế Châu Á khác vốn cùng theo đuổi chính sách hướng tới xuất khẩu trong nỗ lực hiện đại hoá, như Đài Loan (135%), Hàn Quốc (107%), và Thái Lan (138%). Chỉ có Hồng Kông (393%) là có nền kinh tế mở như của Singapore – và đó là nếu tính cả việc kinh doanh với Trung Quốc là ngoại thương. Do phụ thuộc vào những kết nối này, chúng ta luôn rất dễ tổn thương trước những yếu tố nằm ngoài khả năng kiểm soát của chúng ta – những điều xảy ra ở những phần khác của thế giới. Chúng ta cố hết sức dự phòng nhiều phương án để khỏi bị mắc nợ bất kỳ một lực lượng bên ngoài nào. Nhưng khi suy thoái tấn công những nền kinh tế lớn trên thế giới, ví dụ vậy, thật phi thực tế nếu kỳ vọng Singapore sẽ bình chân như vại. Và do đó, nếu những nền kinh tế phát triển của phương Tây có thể tăng trưởng 2 đến 3% một năm, và Trung Quốc 7 đến 8%, thì chúng ta có thể ổn thỏa với mức tăng trưởng trung bình 2 đến 4% một năm. ©Dự án 1 Biên dịch: Ngô Trần Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân Nếu có biến động ở Đông Nam Á, chúng ta có thể bị tác động. Những công ty đa

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.