tailieunhanh - Hoạt động kinh tế đối ngoại - Động lực phát triển đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ hội nhập

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế trọng điểm của nước ta. Nó đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của dân tộc trong lịch sử cũng như hiện tại. ĐBSCL đã và đang trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh tế đối ngoại với những cơ hội - thách thức của riêng mình. Do đó, đối với ĐBSCL, hoạt động kinh tế đối ngoại của vùng cần được nghiên cứu với những vấn đề khoa học đang quan tâm. Để tìm hiểu sâu hơn về nội dung, mời các bạn cùng xem và tham khảo. | HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI - ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THỜI KÌ HỘI NHẬP Nguyễn Trọng Minh Trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp Đặt vấn đề Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, Kinh tế đối ngoại là hoạt động tất yếu khách quan đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, phục vụ cho sự phát triển của các nước đang phát triển, có nền kinh tế mở cửa. Đối với Việt Nam hoạt động kinh tế đối ngoại hiện tại là kết quả của quá trình mở cửa hơn 20 năm, là động lực phát triển kinh tế trong thời kì hội nhập mới. Bởi hoạt động này làm rút ngắn khoảng cách hội nhập kinh tế của Việt Nam với những nội dung phát triển toàn diện của nó. Lịch sử đã chứng minh nhiều nước trên thế giới và khu vực đã phát triển nền kinh tế thành công bằng con đường kinh tế đối ngoại với chính sách mở cửa - khoan dung hơn là đóng cửa cô lập và đố kị - nghi ngờ. Điển hình ở Đông Bắc Á; Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, một số nước ASEAN như Singapore, Thái Lan thông qua hoạt động hướng ngoại của mình đã nhanh chóng phát triển trở thành những “con rồng kinh tế”. Từ kinh nghiệm của các nước, trước và khi tham gia hội nhập WTO, Việt Nam đang tổ chức, sắp xếp lại nền kinh tế và hướng nền kinh tế ra bên ngoài để tìm một “cú hích” mạnh về tài chính, hợp tác chuyển giao công nghệ - khoa học kĩ thuật, hướng xuất khẩu nhằm đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Cho nên,Việt Nam xem mục tiêu kinh tế đối ngoại là mục tiêu chiến lược - động lực phát triển tất yếu. Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế lớn, vùng đã và đang trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh tế đối ngoại với những cơ hội - thách thức của riêng mình. Do đó, đối với ĐBSCL, hoạt động kinh tế đối ngoại của vùng cần được nghiên cứu với những vấn đề khoa học đang quan tâm. 1. Tổng quan về đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL là vùng kinh tế trọng điểm của nước ta. Nó đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của dân tộc trong lịch sử cũng như hiện tại. Vùng có 13 tỉnh thành, .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN