tailieunhanh - Đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam - Tiếp cận từ góc độ lý thuyết

Trong thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng. Tuy nhiên, từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước đã bị sụt giảm, nhiều vấn đề của tăng trưởng đã bộc lộ gay gắt. Bài viết đưa ra nhận xét dựa trên lý thuyết kinh tế học và quan niệm kinh tế của các nhà Kinh tế học trên toàn thế giới. Để nắm rõ hơn về nội dung, mời các bạn cùng xem và tham khảo. | QUAN HỆ VIỆT NAM - CHÂU ÂU §æI MíI M¤ H×NH T¡NG TR¦ëNG CñA VIÖT NAM TIÕP CËN Tõ GãC §é Lý THUYÕT TS. Nguyễn Thanh Đức Viện Kinh tế - Chính trị Thế giới Trong thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng, trung bình khoảng 7,5%/năm. Tuy nhiên, từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước đã bị sụt giảm, hơn thế nữa, nhiều vấn đề của tăng trưởng đã bộc lộ gay gắt, đó là: Tăng trưởng nhanh nhưng tính ổn định chưa cao; Tăng trưởng nhanh nhưng chưa lâu dài bền vững; Tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn, ít dựa vào nguồn nhân lực chất lượng cao; Tăng trưởng chưa đi đôi với giảm bất bình đẳng thu nhập và xoá đói giảm nghèo; Tăng trưởng kéo theo sự giảm sút nghiêm trọng môi trường sinh thái Thực tế này cho thấy, không chỉ khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam, mà trong bản thân nền kinh tế Việt Nam cũng chứa đựng những yếu kém về cơ cấu, về mô hình tăng trưởng. Điều này đòi hỏi Việt Nam cần đổi mới mô hình tăng trưởng, cần chuyển sang mô hình tăng trưởng mới, chất lượng và bền vững. Vậy bản chất của mô hình tăng trưởng mới, chất lượng là gì? Nó hàm chứa những nội dung và yếu tố gì? Để giải đáp những vấn đề này, thiết nghĩ, việc nghiên cứu những vấn đề lý thuyết làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình tăng trưởng chất lượng là hết sức cần thiết. 1. Lý thuyết tăng trưởng của Adam Smith Adam Smith (1723-1790) được coi là người sáng lập ra khoa kinh tế học. Trong tác phẩm nổi tiếng “Của cải của các dân tộc”, ông đã trình bày một cách tương đối hệ thống và đầy đủ nhất những quan điểm về kinh tế học, đó là: học thuyết về “Giá trị lao động”, học thuyết “Bàn tay vô hình”, lý thuyết về phân phối thu nhập theo nguyên tắc “Ai có gì được nấy” Trong học thuyết về “Giá trị lao động”, Adam Smith cho rằng: Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là lao động, vốn, và đất đai, trong đó, lao động (chứ không phải đất đai, tiền bạc) được coi là nguồn gốc tạo ra mọi của cải, là nguồn cơ bản của

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.