tailieunhanh - Quy định mới về quản lý ngân quỹ nhà nước
Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, Nghị định số 24/2016/NĐ-CP quy định chế độ quản lý ngân quỹ Nhà nước do Chính phủ ban hành ngày 5/4/2016 là bước hoàn thiện hành lang pháp lý thực hiện chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020. Mời các bạn cùng tìm hiểu nghị định này qua nội dung bài viết. | PHÂN TÍCH, BÌNH LUẬN CHÍNH SÁCH QUY ĐỊNH MỚI VỀ QUẢN LÝ NGÂN QUỸ NHÀ NƯỚC TS. VIÊN THỊ AN Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, Nghị định số 24/2016/NĐ-CP quy định chế độ quản lý ngân quỹ Nhà nước do Chính phủ ban hành ngày 5/4/206 là bước hoàn thiện hành lang pháp lý thực hiện chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020. Nghị định này quy định các nguyên tắc quản lý ngân quỹ nhà nước; các nghiệp vụ quản lý ngân quỹ nhà nước trong hệ thống Kho bạc Nhà nước; nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc quản lý ngân quỹ nhà nước. • Từ khóa: Quản lý, ngân sách nhà nước, ngân quỹ nhà nước, Kho bạc Nhà nước. Đổi mới trong quản lý ngân quỹ nhà nước Việt Nam đã và đang đẩy mạnh thực hiện cải cách quản lý ngân quỹ, để quản lý ngân quỹ an toàn, hiệu quả, cơ quan quản lý ngân quỹ phải xây dựng và vận hành được các công cụ quản lý ngân quỹ hiện đại như hệ thống tài khoản thanh toán tập trung để tập trung và quản lý thống nhất các khoản thu, chi, tồn ngân quỹ nhà nước. Xây dựng hệ thống dự báo luồng tiền để dự báo tình hình thu, chi và sự biến động số dư trên tài khoản làm cơ sở để quyết định sử dụng ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi hay tiến hành vay bù đắp thiếu hụt tạm thời. Đây là những công cụ quan trọng nhất để có thể quản lý ngân quỹ chuyên nghiệp. Ngoài ra, cũng cần phải thiết lập hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động ngân quỹ, bao gồm nhận diện và đánh giá các rủi ro và phương pháp quản lý đối với từng loại rủi ro. Cải cách quản lý ngân quỹ nhà nước là một trong những chương trình nằm trong Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước (KBNN) đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 138/2007/ QĐ-TTg ngày 21/8/2007. Theo đó, mục tiêu được xác định cụ thể là đổi mới công tác quản lý ngân quỹ nhà nước trên cơ sở hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và các công cụ quản lý, để đảm bảo quản lý ngân quỹ an toàn, hiệu quả; gắn kết quản lý ngân quỹ với quản lý nợ Chính phủ để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính nhà nước và giảm .
đang nạp các trang xem trước