tailieunhanh - Tác động của TPP tới lao động ngành dệt may Việt Nam

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đi vào thực thi sẽ mở ra nhiều cơ hội thuận lợi đối với sự phát triển của ngành Dệt may Việt Nam. Bên cạnh những mặt tích cực do TPP mang lại, ngành Dệt may sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó những hạn chế về đội ngũ nhân lực là “nút thắt” lớn nhất của ngành Dệt may Việt Nam khi hội nhập. Mời các bạn cùng tìm hiểu các vấn đề này qua phần 1 cuốn sách. | DIỄN ĐÀN KHOA HỌC TÁC ĐỘNG CỦA TPP TỚI LAO ĐỘNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM LÊ THỊ THU HƯƠNG-Đại học Sư phạm Huế Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đi vào thực thi sẽ mở ra nhiều cơ hội thuận lợi đối với sự phát triển của ngành Dệt may Việt Nam. Bên cạnh những mặt tích cực do TPP mang lại, ngành Dệt may sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó những hạn chế về đội ngũ nhân lực là “nút thắt” lớn nhất của ngành Dệt may Việt Nam khi hội nhập. Những cơ hội đối với ngành Dệt may Việt Nam Sau khi gia nhập WTO, ngành Dệt may Việt Nam đã có sự phát triển không ngừng, gia tăng cả về sản lượng lẫn giá trị. Hiện ngành Dệt may đang đứng thứ hai về giá trị xuất khẩu của cả nước; hơn 70% giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm của ngành Dệt may Việt Nam là vào thị trường các nước thành viên của Hiệp định TPP. Khi TPP đi vào thực thi sẽ mở ra nhiều cơ hội thuận lợi đối với sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam trong tương lai. Đó là: - Hình thành khối thị trường dệt may hấp dẫn đầy tiềm năng, trong đó có Hoa Kỳ - thị trường dệt may lớn nhất thế giới với mức tiêu thụ hằng năm khoảng 100 tỷ USD, chiếm đến 1/5 lượng tiêu thụ toàn cầu. Mức thuế suất ưu đãi bằng 0% dành cho các quốc gia thành viên (thay vì hiện nay thuế nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ là 12%) sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho hàng dệt may Việt Nam về giá với các đối thủ như Trung Quốc, Ấn Độ tại các thị trường này. Đây là cơ hội thúc đẩy gia tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam. - Ngành Dệt may Việt Nam có cơ hội thu hút vốn đầu tư phát triển quy mô và năng lực sản xuất, đào tạo nguồn lao động lành nghề có chuyên môn cao, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ của ngành như kéo sợi, dệt và nhuộm là những khâu còn rất thiếu và yếu trong ngành, tạo điều kiện từng bước xây dựng chuỗi sản xuất khép kín. Hiện nay đang có làn sóng đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như trong nước vào lĩnh vực sản xuất sợi, vải, phụ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.