tailieunhanh - Truyện thần thoại và cổ tích Việt Nam từ góc nhìn văn hóa

Bài viết Truyện thần thoại và cổ tích Việt Nam từ góc nhìn văn hóa trình bày: Thần thoại và cổ tích là những chuyện kể dân gian về các vị thần và con người vào thưở khai thiên lập địa. Là thể loại của văn học dân gian nhưng thần thoại và cổ tích lại trầm tích trong lòng nó rất nhiều giá trị và sắc thái văn hóa của dân tộc,. . | TRUYỆN THẦN THOẠI VÀ CỔ TÍCH VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA LÊ KHÁNH TÙNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Thần thoại và cổ tích là những chuyện kể dân gian về các vị thần và con người vào thưở khai thiên lập địa. Là thể loại của văn học dân gian nhưng thần thoại và cổ tích lại trầm tích trong lòng nó rất nhiều giá trị và sắc thái văn hóa của dân tộc. Sự đan kết giữa đặc trưng của văn hóa và văn học đã tạo nên nét riêng của hai thể loại này. Đọc thần thoại và cổ tích là để nắm bắt quan niệm thẩm mỹ và nhận diện giá trị văn hóa được mã hóa trong các hình tượng văn học để hiểu và lý giải về cội nguồn và tâm thức của con người Việt Nam. Thần thoại và cổ tích là chặng đường ấu thơ, là điểm khởi dầu của những ước mơ và khát vọng giúp con người vượt lên phía trước để phát triển nhưng vẫn không quên giữ gìn những nét hồn của dân tộc. Đó là những giá trị mà chúng ta có được khi tiếp xúc với văn học dân gian nói chung, thần thoại và cổ tích nói riêng. 1. Văn học và văn hóa là hai ngành khoa học có đối tượng, nội dung nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu khác nhau. Nếu chúng ta quan niệm, “văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn” [5, tr. 22], thì sẽ xác định được sự ảnh hưởng của văn hóa đối với văn học nói chung và văn học dân gian (VHDG) nói riêng. Với văn học, văn hóa luôn đóng vai trò là cái chung và chi phối ở tầm bao quát, còn văn học sẽ được nhìn nhận ở vị trí của cái riêng trong sự tác động đa chiều của văn hóa. Nói như thế, không có nghĩa là văn học đánh mất chính mình khi hội tụ vào khái niệm văn hóa và điều này càng không có nghĩa là văn hóa có đối tượng nghiên cứu bao trùm cả các vấn đề của văn học, mà thực chất văn hóa chỉ luôn đi tìm những dấu ấn của mình, hoặc xem xét các vấn đề của văn học hay các ngành khoa học khác dưới góc nhìn văn hóa mà thôi. 2. Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa, thì VHDG không thể nằm ngoài mối quan hệ ấy. Bởi vì .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN