tailieunhanh - Góp phần làm rõ quan điểm phát triển “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”
Gần đây nhất tại Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI, một lần nữa Đảng ta khẳng định “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước”. Trên cơ sở quan điểm và đường lối của Đảng, bài viết này phân tích làm rõ bốn nội dung cơ bản của quan điểm phát triển “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”. Mời các bạn tham khảo! | 44 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 5 (201) 2015 GÓP PHẦN LÀM RÕ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN “VĂN HÓA LÀ NỀN TẢNG TINH THẦN CỦA XÃ HỘI” TRẦN QUỐC HOÀN Trong quá trình đổi mới, Đảng ta đã sớm khẳng định “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội” (Nghị quyết Trung ương 4, khóa VII, tháng 1/1993) và khẳng định vai trò nguồn lực nội sinh của văn hóa trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Gần đây nhất tại Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI, một lần nữa Đảng ta khẳng định “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước”. Trên cơ sở quan điểm và đường lối của Đảng, bài viết này phân tích làm rõ bốn nội dung cơ bản của quan điểm phát triển “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các xã hội tồn tại đều dựa trên hai nền tảng: Nền tảng vật chất (kinh tế) và nền tảng tinh thần (văn hóa). Hai nền tảng này hòa quyện, bổ sung cho nhau, cùng thúc đẩy lẫn nhau và thúc đẩy xã hội phát triển. Đề cương văn hóa năm 1943 của Đảng có ghi: Văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ với chính trị và kinh tế. Quan hệ giữa văn hóa, kinh tế và chính trị là ở chỗ, nền tảng kinh tế và chế độ kinh tế dựa trên nền tảng ấy quyết định toàn bộ văn hóa của xã hội (hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc). Lấy văn hóa làm nền tảng cho sức mạnh dân tộc là một truyền thống quý báu của Việt Nam. Nó khác các truyền thống dựa vào vũ lực, kinh tế hay kỹ thuật. Nó cũng phù hợp với quan điểm hiện đại của thế giới: “Sang thế kỷ XXI, Trần Quốc Hoàn. Thạc sĩ. Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. thế giới đang chuyển sang con đường lấy văn hóa làm động lực then chốt để phát triển xã hội. Phương Tây đã chuyển từ giai đoạn lấy chính trị làm then chốt thời Hy Lạp, La Mã sang giai đoạn lấy tôn giáo làm then chốt trong thời kỳ trung cổ, sang giai đoạn lấy kinh tế làm then chốt từ thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XX. Giờ đây, trong giai đoạn mới bắt đầu từ thế kỷ XXI, thế giới sẽ chuyển sang giai đoạn lấy văn hóa làm nền tảng cho sự .
đang nạp các trang xem trước