tailieunhanh - Phương pháp dạy học của Khổng Tử và ý nghĩa của nó đối với việc đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam hiện nay

Bài viết Phương pháp dạy học của Khổng Tử và ý nghĩa của nó đối với việc đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam hiện nay trình bày: nghiên cứu về phương pháp giáo dục của Khổng Tử - một vấn đề mà cho đến ngày nay vẫn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Mặc dù bị hạn chế bởi điều kiện lịch sử, song những tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, đặc biệt là cách thức dạy học của ông vẫn mang nhiều giá trị tích cực,. . | PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY NGUYỄN THỊ HOA PHƯỢNG Trường Đại học Khoa Học – Đại học Huế Tóm tắt: Bài viết tập trung nghiên cứu về phương pháp giáo dục của Khổng Tử - một vấn đề mà cho đến ngày nay vẫn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Mặc dù bị hạn chế bởi điều kiện lịch sử, song những tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, đặc biệt là cách thức dạy học của ông vẫn mang nhiều giá trị tích cực. Tiếp tục nghiên cứu, kế thừa và vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm, những giá trị trong quan điểm giáo dục của Khổng Tử, nhất là về phương pháp dạy học sẽ góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nho giáo theo chân người Hán du nhập vào nước ta từ đầu Công nguyên cho đến năm 1919 khi chế độ giáo dục khoa cử nho học bị xoá bỏ và đặc biệt là khi cách mạng dân tộc dân chủ năm 1945 toàn thắng bởi sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản, xoá bỏ chế độ thực dân nửa phong kiến thì Nho giáo mới được giải thể. Tuy nhiên, cũng như mọi hiện tượng văn hoá khác, Nho giáo chịu sự quy định của điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị của Việt nam cho nên mặc dù địa vị quan phương chính thống không còn nhưng Nho giáo vẫn tiếp tục có những ảnh hưởng khá sâu sắc trên phương diện tôn giáo, triết học và cả tinh thần nhân văn trong đời sống người Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Khổng Tử (551- 479 tr. CN) - người sáng lập ra Nho giáo. Ông là một tấm gương về nhân cách đạo đức của một người thầy, được người đời tôn xưng là “Vạn thế sư biểu” (người thầy của muôn đời). Là nhà giáo dục lớn của nhân loại, ông đã để lại nhiều phương pháp dạy học mà cho đến ngày nay vẫn còn những giá trị về mặt thực tiễn hết sức sâu sắc, mặc dù Khổng Tử không hề dùng ngôn từ “phương pháp dạy học” để chỉ cách thức dạy học của mình. Quang Đạm, khi nghiên cứu về Nho giáo đã cho rằng: “Chính người xưa không nói đến những điều đó một cách có hệ thống, thành lý luận rõ ràng. Chẳng hạn, vấn đề .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.