tailieunhanh - Bàn về tính hiệu quả trong bầu cử và bổ nhiệm nhân sự trong tổ chức chính quyền

Bài viết trình bày về khái niệm bầu cử và bổ nhiệm vị trí quyền lực trong bộ máy chính quyền nhà nước, mối quan hệ giữa hai phương thức này trong quá trình thiết lập quyền lực nhà nước. Bài viết cũng trình bày sự khác biệt trong việc áp dụng phương thức bầu cử và bổ nhiệm trong xây dựng chính quyền ở Việt Nam và ở nhiều nước phát triển, cũng như những bài học lịch sử và kinh nghiệm ứng dụng trên thế giới. | TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI soá 5 (201) 2015 9 BÀN VỀ TÍNH HIỆU QUẢ TRONG BẦU CỬ VÀ BỔ NHIỆM NHÂN SỰ TRONG TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN NGUYỄN VĂN HẬU Bài viết trình bày về khái niệm bầu cử và bổ nhiệm vị trí quyền lực trong bộ máy chính quyền nhà nước, mối quan hệ giữa hai phương thức này trong quá trình thiết lập quyền lực nhà nước. Bài viết cũng trình bày sự khác biệt trong việc áp dụng phương thức bầu cử và bổ nhiệm trong xây dựng chính quyền ở Việt Nam và ở nhiều nước phát triển, cũng như những bài học lịch sử và kinh nghiệm ứng dụng trên thế giới. Thông qua sự phân tích tính hiệu quả của việc áp dụng hai phương thức này, bài viết đề xuất mô hình cải cách trong thiết lập quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương trong bối cảnh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. 1. BẦU CỬ: KHÁI NIỆM, PHƯƠNG THỨC VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TẠI VIỆT NAM Bầu cử và bổ nhiệm là hai phương thức xác định nhân sự vào các vị trí chức vụ có tính quyền lực trong cơ cấu bộ máy chính quyền. Bầu cử là một quá trình đưa ra quyết định của người dân để chọn ra một cá nhân nắm giữ các chức vụ thuộc chính quyền. Đây là cơ chế thông thường mà các nền dân chủ hiện dùng để phân bổ chức vụ trong bộ máy lập pháp, thỉnh thoảng ở bộ máy hành pháp, tư pháp, và ở chính quyền địa phương. Bầu cử là một trong những chế định quan trọng trong ngành Luật Hiến pháp, là cơ sở pháp lý cho việc hình thành ra các cơ quan Nguyễn Văn Hậu. Tiến sĩ. Khoa Văn bản và Công nghệ Hành chính. Học viện Hành chính Quốc gia. đại diện cho quyền lực của Nhà nước. Trong Luật Hiến pháp, thuật ngữ “bầu cử” được hiểu là thủ tục thành lập cơ quan nhà nước hay chức danh nhà nước, thủ tục này được thực hiện bởi sự biểu quyết của cử tri (đại cử tri, đại diện cử tri) với điều kiện để bầu một đại biểu (chức danh) phải có từ hai ứng cử viên trở lên (Học viện Hành chính Quốc gia, 2009, tr. 57). Định nghĩa trên cho phép phân biệt bầu cử với bổ nhiệm, một phương pháp khác để thành lập cơ quan nhà nước. Khác với cuộc bầu cử được sử .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN