tailieunhanh - Nhận diện các xu hướng biến đổi trong đời sống tín ngưỡng của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Bài viết này nhận định 6 xu hướng biến đổi trong đời sống tín ngưỡng của người Hoa ở TPHCM, đặc biệt là tại các cơ sở thờ tự của cộng đồng, bao gồm: xu hướng thay đổi và tăng dần số lượng các thần linh được thờ tự; xu hướng tăng cường chức năng cho mỗi vị thần linh; xu hướng giao thoa văn hóa giữa tộc người Hoa và các tộc người khác; xu hướng tái hoạt động và mở rộng cơ sở tín ngưỡng thờ cúng dòng họ; xu hướng trùng tu cơ sở thờ tự, hiện đại hóa các pháp khí; xu hướng tăng cường hoạt động từ thiện - xã hội. | 218 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9+10 (205+206) 2015 NHẬN DIỆN CÁC XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI TRONG ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY TRẦN HỒNG LIÊN Từ sau năm 1975, nhất là sau Đổi mới (1986), cũng như từ khi Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành (2004), đời sống tín ngưỡng-tôn giáo của người dân cả nước nói chung, ở TPHCM nói riêng, đã có những biến đổi mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, từ văn hóa vật thể như cơ sở thờ tự, tượng thờ, pháp khí, lễ vật dâng cúng. đến văn hóa phi vật thể như tăng cường dần chức năng cho các thần linh được thờ tự. Đối với các địa điểm tín ngưỡng của người Hoa vốn ban đầu chỉ có người Hoa lui tới cúng bái, thì hiện nay bức tranh tín ngưỡng tại các cơ sở này đã trở nên đa dạng, phong phú, vừa có người Hoa, vừa có người Việt và các tộc người khác, nhất là sự hiện diện ngày càng nhiều của các du khách nước ngoài. Bài viết này nhận định 6 xu hướng biến đổi trong đời sống tín ngưỡng của người Hoa ở TPHCM, đặc biệt là tại các cơ sở thờ tự của cộng đồng, bao gồm: xu hướng thay đổi và tăng dần số lượng các thần linh được thờ tự; xu hướng tăng cường chức năng cho mỗi vị thần linh; xu hướng giao thoa văn hóa giữa tộc người Hoa và các tộc người khác; xu hướng tái hoạt động và mở rộng cơ sở tín ngưỡng thờ cúng dòng họ; xu hướng trùng tu cơ sở thờ tự, hiện đại hóa các pháp khí; xu hướng tăng cường hoạt động từ thiện - xã hội. TPHCM là địa bàn người Hoa tập trung đông nhất so với cả nước, có dân số đông thứ hai sau người Việt. Phần lớn họ là di dân từ miền Nam duyên hải Trung Quốc. Hành trang họ mang theo vào vùng đất mới có cả hệ thống tín ngưỡng vô cùng phong phú, đa dạng với nhiều vị thần linh, vốn đã được thờ tự lâu đời ở bản xứ để phò trợ cho họ trên bước đường di dân và Trần Hồng Liên. Phó Giáo sư, tiến sĩ. Nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dân tộc học và Tôn giáo Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. ổn định cuộc sống nơi vùng đất mới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đời sống tâm linh của cộng đồng tộc người .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN