tailieunhanh - Phương pháp sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
Nghề nuôi cá tra thâm canh của Tỉnh những năm gần đây phát triển rất nhanh chóng, tuy nhiên cùng với sự phát triển này là những áp lực về con giống, dịch bệnh Do nhu cầu con giống ngày càng cao nên nhiều cơ sở giống cho cá đẻ nhiều lần trong năm và cùng một cặp cá bố mẹ có thể cho đẻ nhiều hơn 3 – 5 lần điều này dẫn đến sức đề kháng của cá giống khi thả nuôi giảm đi rất nhiều, thêm vào đó là môi trường nuôi ngày càng xấu đi và. | Phương pháp sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản Nghề nuôi cá tra thâm canh của Tỉnh những năm gần đây phát triển rất nhanh chóng, tuy nhiên cùng với sự phát triển này là những áp lực về con giống, dịch bệnh Do nhu cầu con giống ngày càng cao nên nhiều cơ sở giống cho cá đẻ nhiều lần trong năm và cùng một cặp cá bố mẹ có thể cho đẻ nhiều hơn 3 – 5 lần điều này dẫn đến sức đề kháng của cá giống khi thả nuôi giảm đi rất nhiều, thêm vào đó là môi trường nuôi ngày càng xấu đi và hệ quả là trong quá trình nuôi cá dễ bị mắc các bệnh: ký sinh trùng, xuất huyết và đặc biệt là bệnh gan thận mủ, khi bệnh xảy ra thì thiệt hại cho đàn cá nuôi là không nhỏ và khi áp dụng các biện pháp thông thường để trị bệnh không mang lại hiệu quả thì người nuôi phải sử dụng đến các loại kháng sinh để trị. Hiện nay có rất nhiều cách sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản: phương pháp tắm, phương pháp “nhúng”, ngâm, cho ăn Tuy nhiên hiện nay người nuôi cá thường sử dụng phương pháp cho ăn kháng sinh, nhìn chung sử dụng phương pháp này đem lại hiệu quả về điều trị và kinh tế. Đối với phương pháp này thì kháng sinh sẽ được trộn vào thức ăn để cho cá ăn cá sẽ hấp thụ nước và thuốc qua màng nhày của ống tiêu hoá và khả năng hấp thụ này tuỳ thuộc cả vào tính chất hoá học của thuốc và hàm lượng lượng thuốc trong nước tiếp xúc với màng nhày, khi trộn kháng sinh vào thức ăn cần chú ý phải áo bên ngoài viên thức ăn một lớp dầu cá hay dầu mực để làm chậm quá trình tan trong nước của kháng sinh, ngoài ra cũng để tạo mùi kích thích cho cá ăn, khi áp dụng phương pháp này cần phải chú ý đến loại kháng sinh cho ăn và khối lượng cá trong ao nuôi để sử dụng đúng liều lượng kháng sinh cần dùng nhằm tránh lãng phí và hơn hết là tránh sử dụng kháng sinh quá liều. Phương pháp cho ăn thường được áp dụng để điều trị bệnh vi khuẩn, xử lý nội ký sinh hay bổ sung các chất khoáng, vitamin. Còn đối với phương pháp tắm hoặc ngâm kháng sinh thì không áp dụng cho ao nuôi có diện tích lớn như ao nuôi thâm canh (chỉ sử dụng cho các hoá chất trị bệnh do ngoại ký sinh gây ra) do không có hiệu quả kinh tế ví dụ trường hợp tắm kháng sinh: nếu sử dụng phương pháp tắm kháng sinh thì ít nhất cần phải cho một lượng thuốc gấp khoảng từ 20 lấn nồng độ cần thiết mà lượng thuốc khi đưa xuống ao nuôi trong hầu hết các trường hợp cá hấp thụ không vượt quá 5% điều này dẫn đến lãng phí rất lớn và sẽ gây ảnh hưởng đến hệ môi trường do lượng thuốc còn lại chưa nói đến nếu áp dụng phương pháp này có thể dẫn đến hiện tượng quá liều. Tuy nhiên có thể áp dụng trong quá trình vận chuyển con giống từ ao ương đến ao nuôi thịt loại kháng sinh thường được dùng nhất là Oxytetraxyline Tóm lại khi sử dụng phương pháp thì cũng cần phải biết đến một số nguyên tắc sử dụng kháng sinh an toàn hợp lý do mỗi kháng sinh đều có thể gây ít nhiều các tác dụng không mong muốn cho cá nuôi. ngoài ra khi sử dụng kháng sinh cũng cần phải lưu ý tuyệt đối không sử dụng các loại kháng sinh đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng.
đang nạp các trang xem trước