tailieunhanh - Đọc văn và niềm vui từ góc nhìn của một số nhà nghiên cứu Pháp
Bài viết Đọc văn và niềm vui từ góc nhìn của một số nhà nghiên cứu Pháp trình bày: Đọc văn là niềm vui đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ, đọc văn là để tự khám phá, niềm vui đọc văn là niềm vui hưởng thụ khác với niềm vui bình thường, người ta còn ví niềm vui đọc văn như niềm vui với trò chơi từ ngữ, nhiều nhà nghiên cứu coi việc đến với văn học như đến với tình yêu và khuyến khích cách đọc riêng tư,. . | ĐỌC VĂN VÀ NIỀM VUI TỪ GÓC NHÌN CỦA MỘT SỐ NHÀ NGHIÊN CỨU PHÁP TRƯƠNG DĨNH Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Đọc văn là niềm vui đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ. Đọc văn là để tự khám phá. Niềm vui đọc văn là niềm vui hưởng thụ khác với niềm vui bình thường. Người ta còn ví niềm vui đọc văn như niềm vui với trò chơi từ ngữ. Nhiều nhà nghiên cứu coi việc đến với văn học như đến với tình yêu và khuyến khích cách đọc riêng tư. Môi trường đọc cũng ảnh hưởng đến niềm vui đọc văn. Hiện nay, học sinh và cả xã hội chưa thích đọc văn. Đó là trách nhiệm trước tiên của nhà trường và sau đó của các nhà văn. MỞ ĐẦU Câu hỏi cần đặt ra với những ai muốn suy nghĩ về dạy học văn và mục đích dạy học văn là: Tại sao người ta viết và tại sao người ta đọc? (thường là số đông hơn). Các câu hỏi này thực ra không có gì mới nhưng tìm câu trả lời là cần thiết để khẳng định lại các định nghĩa trước đây về tác phẩm văn học. Trong các định nghĩa trước đây, người ta loại trừ các ý tưởng về sự “ giao tiếp văn học” (từ của Jakobson). “Mọi cuộc giao tiếp đều giả định một tình huống giao tiếp. Tác phẩm văn học (căn cứ vào tính đã nghĩa của nó) không giả định bất cứ điều gì”. “Đặc thù của văn bản văn học là ở ngoài mọi tình huống”. [1]. “Trong phút chốc, chúng ta chìm đắm trong bóng tối tê lạnh” (Beaudelaire). Thomas Aron cho rằng câu thơ ấy không báo hiệu gì về một mùa đông tiệm cận đối với người đọc và người sáng tác. Tác phẩm văn học tách ra khỏi nguồn gốc văn hóa và cả ngẫu tính của thời điểm sáng tác. “Nhà văn sáng tác cho muôn đời” _Người đọc luôn hướng về bản ngã, không lệ thuộc và thời gian, không gian sáng tác, mặc dù nhà văn có ghi cả thời điểm và địa điểm sáng tác đó. Họ không thích đọc một bài báo cũ sau một năm nhưng lại thích đọc một nhà văn thời cổ đại. 1. Vậy thì sự bí ẩn thần kỳ của việc đọc văn là ở đâu? [2]. Điều người ta tìm tòi từ một tác phẩm văn học không phải là một thông báo mà là một xúc động, không phải một định nghĩa mà là một cảm giác do hiệu quả phối hợp
đang nạp các trang xem trước