tailieunhanh - 40 năm Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ với vấn đề ruộng đất
Tổng quan còn cho thấy, Viện đã thường đi trước trong việc nắm bắt những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn tình hình ruộng đất ở Nam Bộ; đồng thời có nhiều đóng góp đáng ghi nhận, nhất là ở các lĩnh vực tìm hiểu lịch sử khẩn hoang, làm rõ những thời kỳ và chính sách khác nhau về ruộng đất, nhận diện sự vận động của tình hình ruộng đất trong mối quan hệ với đời sống nông dân và cơ cấu xã hội nông thôn ở Nam Bộ. | 112 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9+10 (205+206) 2015 40 NĂM VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÙNG NAM BỘ VỚI VẤN ĐỀ RUỘNG ĐẤT NGUYỄN VĂN TRƯỜNG Tính từ năm 1975 đến nay, vấn đề ruộng đất ở Nam Bộ thường có vị trí quan trọng trong các chương trình và chiến lược nghiên cứu của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. Các nghiên cứu nhìn chung tập trung vào ba nhóm chủ đề: 1/ Những vấn đề ruộng đất từ thời các chúa Nguyễn đến thời thuộc Pháp; 2/ Các di sản của chính sách ruộng đất thời Việt Nam Cộng hòa; 3/ Đặc điểm và biến động của tình hình ruộng đất sau giải phóng đến nay. Tổng quan còn cho thấy, Viện đã thường đi trước trong việc nắm bắt những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn tình hình ruộng đất ở Nam Bộ; đồng thời có nhiều đóng góp đáng ghi nhận, nhất là ở các lĩnh vực tìm hiểu lịch sử khẩn hoang, làm rõ những thời kỳ và chính sách khác nhau về ruộng đất, nhận diện sự vận động của tình hình ruộng đất trong mối quan hệ với đời sống nông dân và cơ cấu xã hội nông thôn ở Nam Bộ. 1. DẪN NHẬP Nói rằng ruộng đất là quan trọng với người nông dân, thì thời nào cũng đúng. Nhưng mức độ quan trọng này lại đậm nhạt khác nhau trong tư duy kinh tế giữa các giai đoạn lịch sử của Nam Bộ. Theo Trần Hữu Quang (2014, tr. 26), ở Nam Bộ đến cuối những năm 1960 và đầu 1970, ruộng đất đã “dần mất đi vị trí cốt lõi tối hậu như trong nền nông nghiệp cổ truyền”. Bởi lẽ, “quá trình thương mại hóa nền kinh tế nông thôn và việc sử dụng những nhập lượng tư bản trong nông nghiệp (máy cày, máy xới, động cơ xăng dầu, máy bơm nước, máy đuôi tôm, phân bón hóa học) đã trở thành nhân tố Nguyễn Văn Trường. Thạc sĩ. Trung tâm Sử học. Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. quyết định trong phân hóa ở nông thôn” (Ngô Vĩnh Long, 1984. Dẫn theo Trần Hữu Quang, 2014, tr. 26). Thế nhưng, có thời kỳ khoảng 10 năm sau ngày 30/4/1975, chỉ xoay quanh việc xử lý vấn đề ruộng đất bằng các phong trào nhường cơm sẻ áo, giãn dân, hồi hương, đi kinh tế mới, tập thể hóa , “dường như chúng ta muốn tin rằng đã xóa bỏ được sự phân biệt giai cấp .
đang nạp các trang xem trước