tailieunhanh - Nhận thức và biểu hiện hành vi bạo lực học đường của học sinh Trung học phổ thông Thành phố Vinh
Bài viết Nhận thức và biểu hiện hành vi bạo lực học đường của học sinh Trung học phổ thông Thành phố Vinh trình bày: Bạo lực học đường là vấn đề đang có xu hướng phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và có ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân và xã hội. Một trong những việc làm cần thiết để góp phần ngăn chặn bạo lực học đường là nâng cao nhận thức của người dân về hành vi lệch chuẩn này và kiểm soát những biểu hiện của nó,. . | NHẬN THỨC VÀ BIỂU HIỆN HÀNH VI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ VINH NGUYỄN THỊ HÀ TUYÊN - TRẦN THỊ TÚ ANH Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Bạo lực học đường là vấn đề đang có xu hướng phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và có ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân và xã hội. Một trong những việc làm cần thiết để góp phần ngăn chặn bạo lực học đường là nâng cao nhận thức của người dân về hành vi lệch chuẩn này và kiểm soát những biểu hiện của nó. Hướng đến mục đích này, bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức về bạo lực học đường và biểu hiện bạo lực học đường của học sinh trung học phổ thông Thành phố Vinh, từ đó đề xuất biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về bạo lực học đường và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bạo lực học đường là một trong những vấn đề được nhiều nước trên thế giới quan tâm bởi sự gia tăng của tần suất xuất hiện và ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đối với xã hội nói chung và học sinh nói riêng. Nghiên cứu ở một số nước như Mỹ, Úc, Hồng Kông [3], [4], [6] cũng như ở Việt Nam [2] cho thấy, tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng và gây nên những hậu quả nặng nề cả về mặt thể chất lẫn tinh thần đối với học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội. Không chỉ gây ra chấn thương thể chất, bạo lực học đường có thể làm tổn thương về tinh thần, tình cảm, làm ảnh hưởng đến hoạt động học tập và sự phát triển nhân cách của học sinh. Bạo lực học đường còn là nguyên nhân gây nên lo lắng trong gia đình học sinh, làm hạn chế những tác động giáo dục của nhà trường và làm mất trật tự xã hội, ảnh hưởng đến chuẩn mực văn hóa, đạo đức xã hội. Với đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi, học sinh trung học phổ thông có nhu cầu khẳng định cái tôi của mình, đặc biệt là với bạn bè cùng trang lứa. Sự phát triển chưa hoàn thiện của nhân cách khiến một số học sinh sử dụng những cách thức không phù hợp với chuẩn mực xã hội để khẳng định vị trí xã hội cũng như năng lực bản thân. Một trong những cách thức không
đang nạp các trang xem trước