tailieunhanh - Nghiên cứu đề xuất mô hình nông lâm kết hợp dọc hành lang đường hồ chí minh đoạn qua Thừa Thiên Huế theo hướng phát triển bền vững
Bài viết Nghiên cứu đề xuất mô hình nông lâm kết hợp dọc hành lang đường hồ chí minh đoạn qua Thừa Thiên Huế theo hướng phát triển bền vững trình bày: Đề xuất được 6 mô hình nông lâm kết hợp nhằm đáp ứng nhu cầu cải thiện kinh tế và đời sống của đồng bào dân tộc tại chỗ, đồng thời định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái dọc hành lang đường Hồ Chí Minh qua địa phận Thừa Thiên Huế một cách bền vững,. . | NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP DỌC HÀNH LANG ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐOẠN QUA THỪA THIÊN HUẾ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÊ THÚC ĐƯƠNG - NGUYỄN HOÀNG SƠN Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Khu vực hành lang đường Hồ Chí Minh đoạn qua Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng và triển vọng để xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp bền vững. Trên cơ sở phân tích hiện trạng các mô hình nông lâm kết hợp, những ưu điểm và hạn chế của các mô hình. Bài viết đã đề xuất được 6 mô hình nông lâm kết hợp nhằm đáp ứng nhu cầu cải thiện kinh tế và đời sống của đồng bào dân tộc tại chỗ, đồng thời định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái dọc hành lang đường Hồ Chí Minh qua địa phận Thừa Thiên Huế một cách bền vững. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa phận Thừa Thiên Huế nằm trên địa bàn huyện A Lưới. Cho đến nay đường đã hoàn thành và có những đóng góp đáng kể trong việc bảo đảm cho sự ổn định, bền vững về chính trị, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội cũng như môi trường ở vùng lãnh thổ phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, từ khi xây dựng xong tuyến đường, các biểu hiện suy thoái môi trường như lở đất, lũ quét. có nguy cơ gia tăng cả về tần suất và cường độ. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do những hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp của người dân bản địa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, phương thức canh tác lạc hậu và thiếu quy hoạch. Thực trạng sản xuất này vừa không phát huy được tiềm năng tài nguyên thiên nhiên,vừa ảnh hưởng rất lớn đến sự bền vững của khu vực dọc hành lang đường Hồ Chí Minh. Để bảo vệ tuyến đường đồng thời đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội cho dân cư dọc hành lang tuyến đường cần phải có một phương thức sản xuất phù hợp. Nông lâm kết hợp là phương thức canh tác vừa không xa lạ với các cộng đồng dân tộc bản địa ở địa bàn nghiên cứu vừa có thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng các điều kiện tự nhiên có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu cải thiện kinh tế và đời sống của đồng bào .
đang nạp các trang xem trước