tailieunhanh - Sách lược tổ chức người kể chuyện và điểm nhìn trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn

Bài viết Sách lược tổ chức người kể chuyện và điểm nhìn trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn trình bày: Ba sách lược tổ chức người kể chuyện và điểm nhìn của Mạc Ngôn trong tiểu thuyết. Đó là các sách lược đa tầng bậc người kể chuyện với sự di động điểm nhìn, luân phiên người kể chuyện với sự tham chiếu điểm nhìn và chứng nhân hóa người kể chuyện với sự hòa phối điểm nhìn,. . | SÁCH LƯỢC TỔ CHỨC NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MẠC NGÔN NGUYỄN THỊ TỊNH THY Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Bài viết sẽ trình bày ba sách lược tổ chức người kể chuyện và điểm nhìn của Mạc Ngôn trong tiểu thuyết. Đó là các sách lược đa tầng bậc người kể chuyện với sự di động điểm nhìn, luân phiên người kể chuyện với sự tham chiếu điểm nhìn và chứng nhân hóa người kể chuyện với sự hòa phối điểm nhìn. Bằng các sách lược tự sự này, nhà văn đã tạo nên sức cuốn hút cho tác phẩm của mình không chỉ bằng “cái được kể” mà còn bằng “cách kể”. Trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, việc đổi mới cách kể đã góp phần nâng cao hiệu quả trần thuật. 1. MỞ ĐẦU Được xem là nhà văn có bút lực mạnh nhất Trung Quốc hiện nay, là “nhân vật khai phá của thế kỷ XXI” ở châu Á với rất nhiều giải thưởng và danh hiệu, Mạc Ngôn đang trở thành một “hiện tượng” của văn đàn Trung Quốc và thế giới. Một trong những yếu tố khẳng định văn tài của ông trong thể loại tiểu thuyết chính là nghệ thuật tự sự với những phương lược và sách lược tự sự độc đáo. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày ba sách lược tổ chức người kể chuyện và điểm nhìn của Mạc Ngôn trong tiểu thuyết. Qua các sách lược này, có thể thấy được đặc điểm “không lặp lại chính mình”của ông. 2. CÁC SÁCH LƯỢC TỔ CHỨC NGƯỜI KỂ CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN Trong tự sự học, vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm hàng đầu không phải là cái được kể mà là cách kể. Trong đó, người kể chuyện và điểm nhìn là hai vấn đề cốt lõi nhất. Người kể chuyện (narrator) hiểu một cách đơn giản là “người kể lại câu chuyện”. Người kể chuyện tồn tại song song với câu chuyện như một quan hệ cộng sinh và nói như Tz. Todorov thì “người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo nên thế giới tưởng tượng không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện” [6, tr. 116]. Các nhà tự sự học cũng nhấn mạnh đến sự chi phối của điểm nhìn đối với người kể chuyện. Điểm nhìn (the point of view, còn được gọi là tiêu cự hóa (focalization), góc nhìn (angle of .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.