tailieunhanh - Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong cách mạng Tháng Tám 1945 - minh chứng của triết lý Hồ Chí Minh về chủ thể chính trị
Trong hệ thống triết lý chính trị Hồ Chí Minh, triết lý về chủ thể chính trị chiếm vị trí quan trọng. Nó trả lời cho câu hỏi: Ai sẽ là người thực hiện trên con đường đạt đến các giá trị đích thực của một nền chính trị? Triết lý Hồ Chí Minh về chủ thể chính trị của cách mạng Việt Nam là người dân, là nhân dân. Sức mạnh của nhân dân là vô địch. | 58 CHUYÊN MỤC SỬ HỌC - NHÂN HỌC - NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO SỨC MẠNH CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 - MINH CHỨNG CỦA TRIẾT LÝ HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ THỂ CHÍNH TRỊ PHAN DUY ANH BÙI THANH XUÂN Trong hệ thống triết lý chính trị Hồ Chí Minh, triết lý về chủ thể chính trị chiếm vị trí quan trọng. Nó trả lời cho câu hỏi: Ai sẽ là người thực hiện trên con đường đạt đến các giá trị đích thực của một nền chính trị? Triết lý Hồ Chí Minh về chủ thể chính trị của cách mạng Việt Nam là người dân, là nhân dân. Sức mạnh của nhân dân là vô địch. Triết lý đó được minh chứng rõ ràng trong cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 và sau này đã trở thành nền tảng lý luận cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. 1. TRIẾT LÝ HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ THỂ CHÍNH TRỊ Trong suốt cuộc đời cách mạng, Hồ Chí Minh rất coi trọng mỗi cá nhân con người. Với Hồ Chí Minh, con người chính là chủ thể của chính trị, chủ thể của cách mạng, chủ thể của công cuộc đổi mới, bởi “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, 2011, tr. Phan Duy Anh. Thạc sĩ. Trường Đại học Thủ Dầu Một. Bùi Thanh Xuân. Thạc sĩ. Trường Đại học Thủ Dầu Một. 281). Nhưng ở Hồ Chí Minh, không có con người trừu tượng, mà con người chính là nhân dân. Tùy từng thời điểm lịch sử, gắn với hoàn cảnh cụ thể, Người dùng những cụm từ khác nhau để chỉ con người, người dân và xem xét nó trên những bình diện, trong những chiều cạnh khác nhau của các mối quan hệ xã hội, với tâm niệm “Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, 2011, tr. 453). Người thường xuyên dùng chữ dân với nghĩa là nhân dân, đồng bào, PHAN DUY ANH - BÙI THANH XUÂN – SỨC MẠNH CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN quần chúng, dân chúng, là toàn dân tộc Việt Nam, không phân biệt gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, dân tộc trên đất nước Việt Nam, chỉ trừ những kẻ đi ngược lại quyền lợi của Tổ quốc. Hồ Chí Minh tin tưởng vào sức mạnh, tính chủ động và sáng tạo của .
đang nạp các trang xem trước