tailieunhanh - Vấn đề văn bản Ngự chế thi lục tập của hoàng đế Minh Mệnh tại Đà Lạt

Bộ Ngự chế thi lục tập của vua Minh Mệnh tại Đà Lạt là tập thơ thứ sáu, đây là bản in trực tiếp từ ván in đang bảo quản tại kho lưu trữ Đà Lạt. Tuy nhiên, khi nghiên cứu văn bản này, chúng tôi nhận thấy tình trạng văn bản mất nhiều. | VẤN ĐỀ VĂN BẢN NGỰ CHẾ THI LỤC TẬP CỦA HOÀNG ĐẾ MINH MỆNH TẠI ĐÀ LẠT NGUYỄN HUY KHUYẾN Đại học Đà Lạt Tóm tắt: Bộ Ngự chế thi lục tập của vua Minh Mệnh tại Đà Lạt là tập thơ thứ sáu, đây là bản in trực tiếp từ ván in đang bảo quản tại kho lưu trữ Đà Lạt. Tuy nhiên, khi nghiên cứu văn bản này, chúng tôi nhận thấy tình trạng văn bản mất nhiều. Nguyên nhân bị mất văn bản là do lịch sử để lại. Năm 1959 – 1960, các ván khắc mộc bản được chuyển từ Huế lên Đà Lạt. Trong quá trình vận chuyển và bảo quản nhiều nơi ở Đà Lạt, nên số mộc bản bị mất và bị hư tương đối nhiều. Vì vậy, khi in ra thì văn bản bị thiếu. Do đó, để đảm bảo tính chính xác của văn bản, chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu đối chiếu để xác lập một văn bản thơ ngự chế của vua Minh Mệnh được hoàn chỉnh về văn bản và nội dung. Từ khóa: Thơ Minh Mệnh, Ngự chế thi, Ngự chế thi lục tập. 1. VÀI NÉT VỀ BỘ NGỰ CHẾ THI LỤC TẬP Văn bản Ngự chế thi lục tập, kí hiệu H88, gồm 10 quyển nội dung và 2 quyển Mục lục, khổ in 19,3 x 27,8 cm, hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV- Đà Lạt. Đây là bản in trực tiếp từ ván khắc được chuyển từ Huế lên Đà Lạt năm 1960. Năm 2002, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã thực hiện đề án “Cấp cứu tài liệu châu bản và mộc bản”, thông qua đề án, toàn bộ mộc bản triều Nguyễn đã được in ra giấy dó nhằm bảo quản, số hóa để tránh tình trạng bản gốc bị hư hỏng. Như vậy, văn bản Ngự chế thi lục tập cũng được in năm 2002, trên chất liệu giấy dó. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu văn bản Ngự chế thi lục tập thông qua bản ở Đà Lạt, chúng tôi nhận thấy văn bản bị thiếu nhiều, cả ván in lẫn bản in. Nguyên nhân một phần do quá trình thiên di từ Huế lên Đà Lạt, rồi ở Đà Lạt lại được di chuyển nhiều nơi khác trong thành phố, một phần nữa do quá trình bảo quản nhiều tấm bị vỡ, mục, nát không thể phục hồi được. Chính vì vậy, việc nghiên cứu bổ khuyết văn bản và số bài thơ cho bản ở Đà Lạt là việc làm cần thiết để mộc bản thơ vua Minh Mệnh phục vụ cho việc lưu trữ bảo quản, khai thác có hiệu .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN