tailieunhanh - Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết di sản của mất mát (Kiran desai) nhìn từ lý thuyết hậu Thực dân

Bài viết Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết di sản của mất mát (Kiran desai) nhìn từ lý thuyết hậu Thực dân trình bày: Di sản của mất mát của Kiran Desai là viên ngọc sáng của nền văn học Ấn Độ đương đại và thế giới. Đây là tác phẩm viết về cuộc lữ hành của con người giữa hai không gian văn hóa trong thời kỳ thuộc địa và hậu thuộc địa,. . | THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT DI SẢN CỦA MẤT MÁT (KIRAN DESAI) NHÌN TỪ LÝ THUYẾT HẬU THỰC DÂN PHAN THỊ THANH TUYỀN – BỬU NAM Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Di sản của mất mát của Kiran Desai là viên ngọc sáng của nền văn học Ấn Độ đương đại và thế giới. Đây là tác phẩm viết về cuộc lữ hành của con người giữa hai không gian văn hóa trong thời kỳ thuộc địa và hậu thuộc địa. Nghiên cứu thế giới nhân vật trong tác phẩm này dưới góc nhìn của lý thuyết hậu thực dân sẽ giúp chúng ta thấy được số phận của một dân tộc luôn bị quá khứ thuộc địa ám ảnh, đồng thời mở ra một hướng mới trong nghiên cứu văn học ở nước ta hiện nay. 1. MỞ ĐẦU Di sản của mất mát là tác phẩm đưa Kiran Desai, ngôi sao mới đầy triển vọng của văn học Ấn Độ đương đại, trở thành nhà văn trẻ nhất trong lịch sử giải Booker. Di sản của mất mát kể về cuộc sống của những người dân Ấn Độ thời hậu thực dân ở hai vùng đất: Kalimpong - Ấn Độ và New York - Mỹ. Đây là một câu chuyện chi tiết, đẹp đẽ, chân thực và đầy day dứt về cuộc lữ hành của thân phận con người giữa hai thế giới. Lý thuyết hậu thực dân (hay còn gọi là lý thuyết hậu thuộc địa) là một loại lý thuyết “bao gồm việc phản ứng và phân tích những di sản văn hóa của chủ nghĩa thực dân” [6] với “mục tiêu cuối cùng là thanh toán và đấu tranh chống lại những ảnh hưởng còn lại của chủ nghĩa thực dân trên các nền văn hóa. nhằm hướng tới sự bình đẳng giữa các nền văn hóa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau” [6]. Theo Nguyễn Hưng Quốc, “nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc hình thành lý thuyết hậu thực dân chính là sự bất lực của các lý thuyết Tây phương trong việc lý giải tính chất phức tạp trong nền văn học các nước cựu thuộc địa” [7]. Do đó, lý thuyết hậu thực dân là công cụ hữu hiệu nhất để nghiên cứu những nền văn hóa, văn học hậu thực dân. Nhưng ở Việt Nam, lý thuyết này còn khá xa lạ, ít được giới thiệu và vận dụng. Vì vậy, việc nghiên cứu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Di sản của mất mát của nhà văn Kiran Desai dưới góc nhìn của .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN