tailieunhanh - Những chuyển biến của kinh tế nông nghiệp tỉnh Bình Dương trong quá trình đô thị hóa

Bài viết trình bày những chuyển biến trong quy mô, cơ cấu và tính chất của kinh tế nông nghiệp tỉnh Bình Dương dưới tác động của quá trình đô thị hóa. Qua đó, có thể thấy mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa đô thị hóa với kinh tế nông nghiệp và sự chuyển hướng một cách toàn diện từ một hình thái nông nghiệp truyền thống sang kinh tế nông nghiệp hiện đại nhằm phù hợp cơ chế thị trường của tỉnh Bình Dương. | 13 CHUYÊN MỤC KINH TẾ HỌC - XÃ HỘI HỌC NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA LÊ VY HẢO Bài viết trình bày những chuyển biến trong quy mô, cơ cấu và tính chất của kinh tế nông nghiệp tỉnh Bình Dương dưới tác động của quá trình đô thị hóa. Qua đó, có thể thấy mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa đô thị hóa với kinh tế nông nghiệp và sự chuyển hướng một cách toàn diện từ một hình thái nông nghiệp truyền thống sang kinh tế nông nghiệp hiện đại nhằm phù hợp cơ chế thị trường của tỉnh Bình Dương. 1. VAI TRÒ CỦA KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRONG THỜI KỲ ĐÔ THỊ HÓA CỦA BÌNH DƯƠNG Mang nhiều đặc điểm tương đồng với các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, hoạt động kinh tế nông nghiệp tỉnh Bình Dương trong những năm vừa qua đã thay đổi rõ rệt dưới tác động của quá trình đô thị hóa. Mục tiêu của sản xuất nông nghiệp không phải là đảm bảo tự cung tự cấp lương thực, mà vận động dưới sự chi phối và điều tiết của cơ chế kinh tế thị trường, điều chỉnh theo Lê Vy Hảo. Thạc sĩ. Trường Đại học Thủ Dầu Một. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED), mã đề tài . thế mạnh của vùng, phát huy tiềm lực địa phương, tạo ra lợi ích kinh tế tối ưu. Cùng với cả nước, cơ cấu nông nghiệp Bình Dương từng bước được chuyển đổi theo hướng “đa dạng hóa sản xuất, phát triển nông nghiệp toàn diện để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng lên của xã hội và phát triển ngành nghề phi nông nghiệp nhằm rút bớt lao động ra khỏi nông nghiệp và nông thôn, tăng năng suất lao động nông nghiệp và tăng thu nhập của hộ nông dân” (Đào Thế Anh, Đào Thế Tuấn, Lê Quốc Doanh, 2008, tr. 3). Từ xuất phát điểm “lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, gắn sản xuất với chế biến nhằm giải quyết một cách hợp lý yêu cầu lương thực, thực phẩm 14 LÊ VY HẢO – NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA KINH TẾ tại chỗ” (Đảng bộ tỉnh Sông Bé, 1986, tr. 32), Bình Dương hướng đến việc quy hoạch phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển nông nghiệp .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN