tailieunhanh - Về phương pháp dạng cỡ với mật độ

Bài viết Về phương pháp dạng cỡ với mật độ trình bày: Các định nghĩa về vi phân ngoài với mật độ của một dạng vi phân và đạo hàm riêng với mật độ của một hàm,. trong trường hợp các mật độ được xét riêng biệt ứng với các số chiều khác nhau. Với các định nghĩa đó, ta có được một số kết quả trong Hình học định cỡ với mật độ tương tự với các kết quả đã biết ở trường hợp cổ điển,. . | VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠNG CỠ VỚI MẬT ĐỘ NGUYỄN THỊ THANH LOAN Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Bài báo đưa ra các định nghĩa về vi phân ngoài với mật độ của một dạng vi phân và đạo hàm riêng với mật độ của một hàm,. trong trường hợp các mật độ được xét riêng biệt ứng với các số chiều khác nhau. Với các định nghĩa đó, ta có được một số kết quả trong Hình học định cỡ với mật độ tương tự với các kết quả đã biết ở trường hợp cổ điển. 1 GIỚI THIỆU Sự mở rộng các khái niệm trong Hình học Riemann sang Hình học với mật độ và khảo sát các kết quả liên quan là một trong những chủ đề hình học được quan tâm nhiều trong thời gian gần đây. Trong thời gian gần đây xuất hiện nhiều kết quả liên quan đến Hình học với mật độ, đặc biệt trong đó là các kết quả của Frank Morgan và các cộng sự. Hình học định cỡ với mật độ cũng đã được xem xét với cùng một mật độ cho mọi chiều. Đoàn Thế Hiếu đã định nghĩa vi phân ngoài của một k-dạng vi phân Φ trên đa tạp Riemann M với mật độ eψ là dψ Φ := e−ψ deψ Φ và đã chứng minh định lý cơ bản của Hình học định cỡ với mật độ, từ đó áp dụng để đưa ra một số kết quả và ví dụ về đa tạp con cực tiểu diện tích với mật độ bằng phương pháp dạng cỡ. [6] Nếu ta xét các mật độ riêng biệt cho các số chiều khác nhau thì sẽ như thế nào? Liệu có thể xây dựng các khái niệm để có được các kết quả tương tự với trường hợp cổ điển hay không? Với sự quan tâm đó chúng tôi đã bắt đầu tìm hiểu về Hình học định cỡ với mật độ và bước đầu có một số kết quả trình bày trong bài báo này. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 04(24)/2012: tr. 11-17 12 NGUYỄN THỊ THANH LOAN 2 VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠNG CỠ VỚI MẬT ĐỘ Xét đa tạp Riemann (M, g) với các hàm mật độ eφk dùng làm trọng số cho các thể tích k-chiều. Ta định nghĩa vi phân ngoài của một k-dạng vi phân ω như sau: dWk ω := e−φk+1 deφk ω. Một k-dạng vi phân w được gọi là W -đóng nếu dWk w = 0. Một k-dạng vi phân w được gọi là W -khớp nếu tồn tại (k − 1)-dạng vi phân η để w = dWk−1

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.