tailieunhanh - Đánh giá mức độ trượt lở đất dọc hành lang đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa phận Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp hạn chế trượt lở

Bài viết Đánh giá mức độ trượt lở đất dọc hành lang đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa phận Thừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp hạn chế trượt lở trình bày: Tuyến đường Hồ Chí Minh chạy dọc phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, là con đường chiến lược quan trọng trong thời kỳ kháng chiến và ngày nay việc xây dựng tuyến đường này còn giải quyết được tình trạng giao thông, giãn dân, tái định cư và tạo điều kiện cho hành lang kinh tế phía tây phát triển, . | ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TRƯỢT LỞ ĐẤT DỌC HÀNH LANG ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐOẠN QUA ĐỊA PHẬN THỪA THIÊN HUẾ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TRƯỢT LỞ NGUYỄN HOÀNG SƠN Trường Đại học Sư phạm Huế NGUYỄN PHÚ THẮNG Trường Đại học An Giang Tóm tắt: Tuyến đường Hồ Chí Minh chạy dọc phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, là con đường chiến lược quan trọng trong thời kỳ kháng chiến và ngày nay việc xây dựng tuyến đường này còn giải quyết được tình trạng giao thông, giãn dân, tái định cư và tạo điều kiện cho hành lang kinh tế phía tây phát triển. Tuy nhiên, khi xây dựng xong tuyến đường thì tình trạng trượt lở đất dọc hành lang tuyến đường thường xảy ra và chưa có các biện pháp cụ thể và hữu hiệu nhằm hạn chế những tác hại của chúng. Bài viết nhằm đánh giá mức độ trượt lở xảy ra dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa phận Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2010, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục. 1. MỞ ĐẦU Trượt lở đất đá là một dạng tai biến tự nhiên xảy ra tương đối phổ biến ở vùng đồi núi Việt Nam, đặc biệt dọc theo các tuyến đường mới được xây dựng, các tuyến đường đang được mở rộng hoặc nắn thẳng. Hậu quả của trượt lở đất đá dẫn đến vùi lấp đường giao thông, đe dọa cuộc sống của các khu dân cư dọc theo tuyến đường và dưới chân các sườn dốc. Tuyến đường Hồ Chí Minh chạy dọc phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế (hình 1), là con đường chiến lược quan trọng trong thời kỳ kháng chiến và ngày nay việc xây dựng tuyến đường này còn giải quyết được tình trạng giao thông, giãn dân, tái định cư và tạo điều kiện cho hành lang kinh tế phía tây phát triển. Tuy nhiên, khi xây dựng xong tuyến đường thì tình trạng trượt lở dọc hành lang tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua lãnh thổ Thừa Thiên Huế thường xảy ra, chỉ tính riêng trong tháng 10 năm 2009 trên đoạn đường Hồ Chí Minh từ A Roàng - A Tép đã có hàng chục điểm sạt lở với hàng nghìn khối đất đá đổ sụp xuống mặt đường [7], gây ách tắc giao thông và uy hiếp đến đời sống và sinh hoạt của nhân dân trên toàn tuyến, nhưng việc khắc phục .

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG