tailieunhanh - Hoàn thiện cơ chế xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước

Bài viết đánh giá thực trạng cơ chế xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước thời gian qua và đề xuất những giải pháp hoàn thiện khắc phục. nội dung chi tiết. | NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI HOÀN THIỆN CƠ CHẾ XỬ LÝ RỦI RO VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ VÀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC TS. Nguyễn Cảnh Hiệp - Ngân hàng Phát triển Việt Nam Đối với lĩnh vực tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, rủi ro trong các hoạt động tài trợ vốn càng cao hơn so với rủi ro của các tổ chức tín dụng thông thường xuất phát từ đặc trưng của đối tượng sử dụng các nguồn vốn này (hoạt động đầu tư xây dựng và hoạt động xuất khẩu). Tuy nhiên, cơ chế xử lý rủi ro còn nhiều điểm hạn chế. Bài viết đánh giá thực trạng cơ chế xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước thời gian qua và đề xuất những giải pháp hoàn thiện khắc phục. • Từ khóa: Tín dụng, xuất khẩu, đầu tư, rủi ro. Thực trạng cơ chế xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước Ở Việt Nam, chính sách tín dụng đầu tư (TDĐT) và tín dụng xuất khẩu (TDXK) của Nhà nước đã được ban hành và đưa vào áp dụng từ cách đây khá lâu. Mục đích của các chính sách này là nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển và xuất khẩu của nền kinh tế thông qua việc cấp tín dụng theo cơ chế ưu đãi đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, mặt hàng quan trọng được Nhà nước khuyến khích. Đi kèm với những quy định về cơ chế tài trợ vốn (đối tượng, thời hạn, mức vốn, lãi suất cho vay, tài sản bảo đảm tiền vay, nguồn vốn cho vay, chi phí quản lý ), chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước còn bao gồm các quy định liên quan đến việc xử lý rủi ro (XLRR) phát sinh trong quá trình sử dụng vốn. Qua các thời kỳ, tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình kinh tế và yêu cầu của việc phân cấp quản lý mà Nhà nước có sự điều chỉnh đối với các quy định về biện pháp XLRR và thẩm quyền quyết định của các cơ quan liên quan, bao gồm cả cơ quan thực thi chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước (trước đây là Quỹ Hỗ trợ phát triển DAF, hiện nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB), Bộ Tài chính và Thủ tướng Chính phủ. Có thể thấy rằng, trong từng giai đoạn khác nhau, Nhà nước đã có những quy định .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN