tailieunhanh - Cảnh quan ngôn ngữ ở Brunei Darussalam: Vì sao một số ngôn ngữ không xuất hiện trên đường phố
Bài viết xem xét vai trò và ý nghĩa của ký hiệu ngôn ngữ trên đường phố ở Brunei Darussalam, một nước Đông Nam Á. Bài viết phân tích cảnh quan ngôn ngữ trên một đường phố chính của Bandar Seri Begawan, thủ đô Brunei. Điều thấy ngay là sự đa dạng với ba ngôn ngữ (Malay, tiếng Anh và ở mức độ ít hơn là tiếng Hoa), viết bằng ba dạng chữ khác nhau (Latin, Arab và Hoa). | 79 CHUYÊN MỤC KHOA HỌC XÃ HỘI THẾ GIỚI CẢNH QUAN NGÔN NGỮ Ở BRUNEI DARUSSALAM: VÌ SAO MỘT SỐ NGÔN NGỮ KHÔNG XUẤT HIỆN TRÊN ĐƯỜNG PHỐ(*) PAOLO COLUZZI BÙI THẾ CƯỜNG (Chuyển ngữ) Bài viết xem xét vai trò và ý nghĩa của ký hiệu ngôn ngữ trên đường phố ở Brunei Darussalam, một nước Đông Nam Á. Bài viết phân tích cảnh quan ngôn ngữ trên một đường phố chính của Bandar Seri Begawan, thủ đô Brunei. Điều thấy ngay là sự đa dạng với ba ngôn ngữ (Malay, tiếng Anh và ở mức độ ít hơn là tiếng Hoa), viết bằng ba dạng chữ khác nhau (Latin, Arab và Hoa). Không thấy ngôn ngữ thiểu số khác. Điều đó (*) do một vài yếu tố như vị thế ngôn ngữ Nguyên tác : Paolo Coluzzi. 2012. The Linguistic Landscape of Brunei Darussalam: thấp, không có chữ viết, không có Minority Languages and the Threshold of người sử dụng. Ngược lại, sự hiện diện Literacy. Trong: Southeast Asia: A của chữ Hoa là do vị thế ngôn ngữ cao, Multidisciplinary Journal. Vol. 12/2012. truyền thống chữ viết, nhiều người sử Trang 1-16. Faculty of Arts and Social Sciences Universiti Brunei Darussalam . dụng. Tiếng Anh đóng vai trò đáng chú Người dịch và Tạp chí Khoa học Xã hội ý, như là ngôn ngữ “super partes", (TPHCM) cảm ơn tác giả và Tạp chí được người dân chấp nhận và Chính Southeast Asia: A Multidisciplinary Journal phủ khuyến khích. đã cho phép dịch sang tiếng Việt và in lại ở Việt Nam. Bản dịch thuộc Chương trình Kết mạng nghiên cứu Việt Nam-Đông Nam Á. Paolo Coluzzi. Tiến sĩ giảng viên . Khoa Ngôn ngữ và Ngôn ngữ học, Universiti Malaya. Bùi Thế Cường. Giáo sư, Nghiên cứu viên cao cấp . Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Giáo sư thỉnh giảng Viện Nghiên cứu châu Á, Universiti Brunei Darussalam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu ngôn ngữ trên các biển hiệu xuất hiện t ừ thập niên 1970 (Backhaus, 2007, tr. 12), song chỉ từ sau khi có bài viết mang tính khai m ở của Landry và Bourhis năm 1997 thì mới trở thành một lĩnh vực quan trọng 80 PAOLO COLUZZI – CẢNH QUAN NGÔN NGỮ
đang nạp các trang xem trước