tailieunhanh - Hoạt động thanh tra dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
Trong những năm (1802 - 1885), bốn vị vua đầu triều Nguyễn, từ Gia Long, Minh Mạng đến Thiệu Trị, Tự Đức, đã có nhiều biện pháp để hạn chế nạn quan lại lợi dụng chức quyền tham ô, bòn rút tài sản của Nhà nước, nhũng nhiễu dân chúng. Bên cạnh các cơ quan chuyên trách (Đô sát viện, Tam pháp ty ), các vị vua đầu triều Nguyễn còn ban định một chế độ khá đặc biệt là thành lập các đoàn thanh tra để thanh tra định kỳ hoặc thanh tra đột xuất các kho xưởng của triều đình và hoạt động của các địa phương. | 63 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 7 (203) 2015 HOẠT ĐỘNG THANH TRA DƯỚI TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802 - 1885 NGÔ ĐỨC LẬP HỒ NGỌC ĐĂNG Trong những năm (1802 - 1885), bốn vị vua đầu triều Nguyễn, từ Gia Long, Minh Mạng đến Thiệu Trị, Tự Đức, đã có nhiều biện pháp để hạn chế nạn quan lại lợi dụng chức quyền tham ô, bòn rút tài sản của Nhà nước, nhũng nhiễu dân chúng. Bên cạnh các cơ quan chuyên trách (Đô sát viện, Tam pháp ty ), các vị vua đầu triều Nguyễn còn ban định một chế độ khá đặc biệt là thành lập các đoàn thanh tra để thanh tra định kỳ hoặc thanh tra đột xuất các kho xưởng của triều đình và hoạt động của các địa phương. 1. HOẠT ĐỘNG THANH TRA VÀ HẠN ĐỊNH CÁC KHÓA THANH TRA Dưới chế độ phong kiến, hoạt động thanh tra đã được tiến hành từ thời vua Lê Thánh Tông. Tuy nhiên, nhà vua chưa có quy định cụ thể về hoạt động thanh tra, mà tùy theo yêu cầu thực tiễn của các địa phương để phái một số quan lại đi tra xét hoạt động hình án, hay thu thuế Đến thời trị vì của triều Nguyễn, hoạt động thanh tra đã có những bước phát triển hơn. Triều đình đề ra các quy định cụ thể hơn về hạn định, thành phần tham gia thanh tra, các cơ quan cần thanh tra tại triều đình, hoạt động thanh tra tại địa phương. Ngoài các đợt thanh tra định kỳ, nhà Nguyễn còn có các đợt thanh tra đột xuất khi cần thiết. Ngô Đức Lập. Tiến sĩ. Trường Đại học Khoa học Huế. Hồ Ngọc Đăng. Thạc sĩ. Khoa Xây dựng Đảng, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Đối với các cơ quan trực thuộc triều đình, triều Nguyễn chủ yếu quy định thanh tra các kho, xưởng ở Vũ khố, Nội vụ, Mộc thương liên quan đến quản lý tài sản, chế tác vật dụng, phương tiện, vũ khí. nhằm ngăn ngừa, hạn chế tình trạng quan, lại có thể lợi dụng quyền hạn để bòn rút tài sản, tiền bạc của triều đình. Hoặc triều đình sẽ thanh tra bộ Hình – cơ quan xét xử hình án, nhằm ngăn chặn quan lại lợi dụng chức quyền để đổi trắng thay đen tội trạng của phạm nhân. Nhìn chung, dưới thời trị vì của mình các vị vua đầu triều Nguyễn đã có những quy định .
đang nạp các trang xem trước