tailieunhanh - Khả năng sinh trưởng và sinh sản của giun quế (Perionyx excavatus Perrier. 1872) trên các nguồn dinh dưỡng khác nhau

Trong nghiên cứu này, những nỗ lực đã được thực hiện để đánh giá sự tăng trưởng và khả năng sinh sản khi sử dụng chất thải của gia súc và một số chất thải rắn làm môi trường để nuôi giun trong điều kiện nông hộ. Giun quế sinh trưởng tốt nhất trên môi trường 50% phân gia súc và 50% đất, đạt kích thước và trọng lượng tối đa sau 60 ngày nuôi. C | KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA GIUN QUẾ (Perionyx excavatus Perrier. 1872) TRÊN CÁC NGUỒN DINH DƯỠNG KHÁC NHAU TRẦN VĂN GIANG VÕ VĂN CHÍNH - HỒ TIẾN HƯNG Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Giun quế đã được xem là sinh vật quan trọng để chuyển đổi nguồn chất thải hữu cơ và tạo sinh khối. Đánh giá tiềm năng sinh trưởng và sinh sản của giun quế trên các môi trường khác nhau có ý nghĩa to lớn trong việc sản xuất giun trên quy mô lớn. Trong nghiên cứu này, những nỗ lực đã được thực hiện để đánh giá sự tăng trưởng và khả năng sinh sản khi sử dụng chất thải của gia súc và một số chất thải rắn làm môi trường để nuôi giun trong điều kiện nông hộ. Giun quế sinh trưởng tốt nhất trên môi trường 50% phân gia súc và 50% đất, đạt kích thước và trọng lượng tối đa sau 60 ngày nuôi. Chúng sinh sản tốt nhất trên môi trường 50% bèo hoa dâu và 50% đất; 50% phân gia súc và 50% đất; 50% tro trấu và 50% đất, ngược lại, chúng sinh sản kém ở môi trường 50% tro trấu và 50% mùn cưa; và ở môi trường hoàn toàn đất. Từ khóa: giun quế, sinh trưởng, sinh sản, chất thải hữu cơ 1. MỞ ĐẦU Giun quế (Perionyx excavatus Perrier. 1872) sinh trưởng và phát triển khá phổ biến ở vùng nhiệt đới châu Á. Đây là loài giun thích sống trong môi trường bề mặt ẩm ướt và chúng phân giải các loại chất thải hữu cơ khác nhau, trong đó phân gia súc là thức ăn và môi trường sống ưa thích nhất của chúng [2]. Giun quế có kích thước tương đối nhỏ, có màu từ đỏ đến mận chín, cơ thể có hình trụ thuôn dài gồm nhiều đốt nối với nhau [3]. Giun quế có khả năng phân giải chất thải hữu cơ cũng như có hàm lượng protein cao nên chúng được nuôi để sử dụng cho công nghiệp thức ăn và xử lý rác thải nông nghiệp với mục đích tạo cho đất có độ màu mỡ cao và sản xuất sinh khối protein cho thức ăn chăn nuôi. Chăn nuôi đóng vai trò rất quan trọng trong nông nghiệp. Năm 2014, ngành chăn nuôi chiếm tỷ lệ 31,5 - 32% tổng giá trị của ngành nông nghiệp (Niên giám thống kê năm 2014), đồng thời chi phí thức ăn trong chăn nuôi cũng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN