tailieunhanh - Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả tự kiểm tra – đánh giá trong học tập môn Giáo dục học của sinh viên ở trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế

Tự kiểm tra – đánh giá là năng lực rất cần thiết cho sự thành đạt trong cuộc sống sau này mà nhà trường cần phải trang bị cho sinh viên. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả tự kiểm tra – đánh giá trong học tập môn Giáo dục học (GDH) của sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế (ĐHSP, ĐH Huế). | THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỰ KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ TRONG HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ PHẠM THỊ THUÝ HẰNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Tự kiểm tra - đánh giá nhằm mục đích giúp sinh viên tự điều chỉnh trong quá trình học tập là hình thức đang được sử dụng ngày càng phổ biến trong các nền giáo dục tiên tiến. Kết quả tự kiểm tra là cơ sở để sinh viên tự đánh giá đúng mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng và điều chỉnh hoạt động học tập kịp thời. Tự kiểm tra – đánh giá là năng lực rất cần thiết cho sự thành đạt trong cuộc sống sau này mà nhà trường cần phải trang bị cho sinh viên. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả tự kiểm tra – đánh giá trong học tập môn Giáo dục học (GDH) của sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế (ĐHSP, ĐH Huế). Từ khóa: tự kiểm tra – đánh giá, giáo dục học 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kiểm tra – đánh giá (KT – ĐG) là khâu vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục, nó cung cấp những thông tin phản hồi cần thiết cho cả giảng viên, sinh viên và nhà quản lý để điều chỉnh tất cả các thành tố còn lại của quá trình giáo dục [4]. Tuy nhiên, nếu coi việc kiểm tra, đánh giá chỉ thuộc quyền hạn và trách nhiệm của sinh viên sẽ dễ dàng đặt sinh viên vào thế bị động, sinh viên thiếu cơ hội để kịp thời tự điều chỉnh kiến thức, kỹ năng, đặc biệt là phương pháp học tập của mình để việc học tập không ngừng tiến bộ. Hiện nay nhà trường vẫn tồn tại quan niệm cũ về KT - ĐG kết quả học tập và rèn luyện của người học. Đó là đánh giá chủ yếu dựa vào điểm số kiểm tra cuối kì, hoặc một vài điểm số bài kiểm tra của môn học mà xem nhẹ hoặc bỏ qua yếu tố cơ bản là đánh giá cần được thực hiện trong suốt quá trình học tập, và rèn luyện năng lực tự KT - ĐG trong cả quá trình đó. Hiện trạng đánh giá trong nhà trường Việt Nam vừa nêu dẫn đến những hệ quả: nhiều sinh viên còn thụ động trong việc học tập; khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN