tailieunhanh - Chính sách thuế đối với đơn vị sự nghiệp công lập và định hướng hoàn thiện

Chính sách thuế áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập cần được đổi mới một cách đồng bộ, phù hợp, vừa đáp ứng được yêu cầu khuyến khích tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập, vừa đảm bảo tính cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức trong nền kinh tế. nội dung bài viết. | TÀI CHÍNH - Tháng 4/2016 CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PGS., TS. LÊ XUÂN TRƯỜNG, PGS., TS. LÝ PHƯƠNG DUYÊN Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó, vấn đề được quan tâm lớn nhất là tự chủ về tài chính. Trong bối cảnh ấy, chính sách thuế áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập cần được đổi mới một cách đồng bộ, phù hợp, vừa đáp ứng được yêu cầu khuyến khích tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập, vừa đảm bảo tính cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức trong nền kinh tế. Thực trạng chính sách thuế đối với đơn vị sự nghiệp công lập Theo Luật Viên chức (Luật số 58/2010/QH12) thì đơn vị sự nghiệp công lập được hiểu là “Tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”. Cũng theo quy định tại Luật này, đơn vị sự nghiệp công lập được phân chia thành hai nhóm là: (1) Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự; (2) Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự. Tuy nhiên, theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, việc phân chia các đơn vị sự nghiệp công lập được xác định dựa trên mức độ tự chủ về tài chính của các đơn vị cả về chi thường xuyên và chi đầu tư, bao gồm 4 loại: (1) Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; (2) Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên; (3) Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; (4) Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. Mặc dù không có quy định riêng về chính sách thuế cho đơn vị sự nghiệp công lập nhưng quyền lợi và nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước (NSNN) của những đơn vị sự nghiệp công lập cũng được thể hiện khá rõ nét trong các luật thuế, mà cụ thể là thuế .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN