tailieunhanh - Nghệ thuật chọn địa hình, sử dụng và kiến tạo địa hình trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Bài viết "Nghệ thuật chọn địa hình, sử dụng và kiến tạo địa hình trong chiến thắng Điện Biên Phủ" trình bày những đặc điểm trong cách chọn địa hình Điện Biên Phủ và việc sử dụng địa hình trong chiến thắng Điện Biên Phủ. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | NGHỆ THUẬT CHỌN ĐỊA HÌNH, SỬ DỤNG VÀ KIẾN TẠO ĐỊA HÌNH TRONG CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ LƯƠNG THỊ TIÊN Tóm tắt Năm 1954, dân tộc Việt Nam đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Đó là đỉnh cao chói lọi của chiến công giữ nước giải phóng dân tộc, một lần nữa biểu hiện tài năng trí tuệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Một trong những sự kế thừa và phát huy truyền thống của tổ tiên ta xưa thể hiện rõ nét trong chiến công này là việc chọn địa hình Điện Biên Phủ, sử dụng và kiến tạo địa hình nơi đây để tạo ra ưu thế vượt trội, tìm ra cách đánh phù hợp dẫn tới chiến thắng. 1. Chọn địa hình Điện Biên Phủ Mỗi trận đánh, mỗi chiến dịch đều diễn ra trong một không gian nhất định. Bởi vậy, việc chọn địa hình, nghiên cứu địa hình để tìm ra cách đánh phù hợp, chắc thắng là điều rất cần thiết. Năm 938, để chặn đánh đoàn thuyền của quân Nam Hán do Hoằng Thao chỉ huy vào xâm lược nước ta, Ngô Quyền đã chọn vùng cửa biển sông Bạch Đằng là nơi có những cồn bãi, đầm lầy, kênh rạch, đặt điểm quyết chiến diệt gọn quân Hoằng Thao. Đến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần 3, sông Bạch Đằng lại một lần nữa được chọn làm trận địa mai phục quy mô lớn, chôn vùi đạo quân của Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Trong thế kỷ XX, địa danh Điện Biên Phủ đã từng khiến cho nhân loại hướng về dải đất hình chữ S trên bán đảo Đông Dương, một nước nguyên là thuộc địa bị các thế lực thực dân xoá tên gần 100 năm trên bản đồ thế giới. Điện Biên Phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn nằm ở phía tây vùng núi rừng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 300km đường chim bay. Thung lũng này có chiều rộng khoảng 8km, chiều dài khoảng 18km, nằm gần biên giới Việt Lào, trên một ngã ba của nhiều tuyến đường quan trọng: phía đông bắc giáp với Lai Châu; phía đông nam giáp Tuần Giáo, Sơn La, Nà Sản; phía tây thông với LuôngPhabang; phía nam thông với Sầm Nưa. Xung quanh thung lũng là một vùng núi rừng trùng điệp bao bọc. Núi có độ cao trung bình 500m, có mỏm đột xuất cao tới .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.