tailieunhanh - Khảo sát tính chất phi cổ điển của trạng thái hai mode SU(1,1)
Trong bài báo này chúng tôi nghiên cứu tính chất phi cổ điển của các trạng thái hai mode SU(1,1). Kết quả khảo sát cho thấy trong các trạng thái này tồn tại tính chất nén tổng hai mode nhưng lại không tồn tại tính chất nén hiệu hai mode. | KHẢO SÁT TÍNH CHẤT PHI CỔ ĐIỂN CỦA TRẠNG THÁI HAI MODE SU(1,1) LÊ ĐÌNH NHÂN - TRƯƠNG MINH ĐỨC Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Trong bài báo này chúng tôi nghiên cứu tính chất phi cổ điển của các trạng thái hai mode SU(1,1). Kết quả khảo sát cho thấy trong các trạng thái này tồn tại tính chất nén tổng hai mode nhưng lại không tồn tại tính chất nén hiệu hai mode. Thông qua tiêu chuẩn tính phản kết chùm hai mode, các trạng thái này thể hiện rõ tính phản kết chùm với cường độ phụ thuộc vào biên độ kết hợp r. Kết quả cũng chỉ ra rằng các trạng thái này vi phạm hoàn toàn bất đẳng thức Cauchy-Schwarz. Tóm tắt: tính chất phi cổ điển, trạng thái hai mode SU(1,1) 1. GIỚI THIỆU Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, các nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực quang lượng tử đã và đang tiếp cận với giới hạn quang lượng tử chuẩn. Sự đóng góp của tạp âm hay là sự xuất hiện của các thăng giáng lượng tử đã làm cho tín hiệu truyền đi bị nhiễu và dẫn tới làm giảm độ chính xác của các phép đo quang học và do đó giảm chất lượng truyền tin. Vì lý do này mà các nhà khoa học đã tìm các phương pháp tạo ra các trạng thái vật lý mà ở đó các thăng giáng lượng tử được hạn chế đến mức tối đa có thể và sau đó áp dụng vào thực nghiệm để chế tạo các dụng cụ quang học đảm bảo tính lọc lựa và độ chính xác cao. Việc tạo ra các trạng thái phi cổ điển của trường điện từ mà điển hình là các trạng thái nén, các trạng thái kết hợp đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu. Trạng thái S(1,1) là một trạng thái phi cổ điển đã được Perelomov [1] đưa ra như sau ˆ † − α∗ K ˆ − )|q, 0i |ψiab = exp(αK ab ∞ X (n + q)! 1/2 n 2 1+q 2 ξ |n + q, niab , = (1 − |ξ| ) n!q! (1) n=0 trong đó |n + q, niab là các trạng thái Fock tương ứng với hai mode của trường điện từ a và b, q là số photon chênh lệch giữa hai mode, ξ = − tanh( 2θ ) exp(−iϕ) với θ, ϕ lần lượt là biên độ kết hợp và pha kết hợp. Trạng thái hai mode SU(1,1) và các tính chất phi cổ Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường
đang nạp các trang xem trước