tailieunhanh - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất tại ban quản lý rừng phòng hộ khu đông huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
Bài viết tập trung phân tích thực trạng quản lý và sử dụng đất của ban quản lý rừng phòng hộ Khu Đông, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, tổ chức được nhà nước giao đất để quản lý, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ tại Quyết định số 298/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc thu hồi đất của UBND các xã: Ba Cung, Ba Khâm, Ba Liên, Ba Trang, Ba Vinh huyện Ba Tơ đang quản lý, giao đất cho BQLRPH Khu Đông huyện Ba Tơ. | TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(2) - 2018 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ KHU ĐÔNG HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI Huỳnh Văn Chương, Lê Hoàng Vũ, Nguyễn Ngọc Thanh Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế Liên hệ email: nguyenngocthanh@ TÓM TẮT Nghiên cứu đã tập trung vào việc đánh giá thực trạng về hiện trạng rừng phòng hộ, công tác quản lý sử dụng đất, công tác quản lý nhà nước về rừng, về đất lâm nghiệp tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ (BQLRPH) Khu Đông tỉnh Quảng Ngãi. Để thực hiện nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng hai phương pháp chính, bao gồm: phương pháp thu thập số liệu và phương pháp phân tích, xử lý và tổng hợp số liệu. Hiện nay, diện tích đất quy hoạch rừng phòng hộ đầu nguồn trên địa bàn 05 xã (Ba Cung, Ba Khâm, Ba Liên, Ba Trang, Ba Vinh) thuộc lâm phần do BQLRPH Khu Đông tỉnh Quảng Ngãi quản lý là ha. Qua quá trình điều tra, công tác sử dụng đất đã được BQLRPH giao khoán lại diện tích đất có rừng phòng hộ cho các hộ gia đình trên địa bàn để quản lý và sử dụng. Điều này đã thúc đẩy sự bảo vệ rừng và phát triển kinh tế của địa phương. Trên địa bàn nghiên cứu, mô hình trồng cây Mây nước và cây Sa nhân tím được triển khai rộng rãi và được nhiều người biết đến. Từ khóa: Thực trạng, giải pháp, rừng phòng hộ, Ba Tơ, Quảng Ngãi Nhận bài: 15/03/2018 Hoàn thành phản biện: 30/04/2018 Chấp nhận bài: 15/05/2018 1. MỞ ĐẦU Đất lâm nghiệp nói chung và đất rừng phòng hộ nói riêng giữ vai trò hết sức quan trọng, với mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Ngoài ra, còn phục vụ cho việc bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch cảnh quan và di tích lịch sử. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) (2015): Trong những năm qua Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác rà soát, quy hoạch lại đất rừng phòng hộ theo 03 .
đang nạp các trang xem trước