tailieunhanh - Đặc điểm sốt xuất huyết ở các bệnh nhi dư cân tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ở các bệnh nhân dư cân bị sốt xuất huyết dengue (SXH) tại bệnh viện Nhi đồng 1 trong năm 2009. Nghiên cứu tiền cứu, tiến hành thu thập số liệu từ tháng 1/2009 đến 12/2009. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 ĐẶC ĐIỂM SỐT XUẤT HUYẾT Ở CÁC BỆNH NHI DƯ CÂN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TP. HCM Lương Thị Xuân Khánh*, Đinh Anh Tuấn* TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ở các bệnh nhân dư cân bị sốt xuất huyết Dengue (SXH) tại bệnh viện Nhi đồng 1 trong năm 2009. Phương pháp: Đây là nghiên cứu tiền cứu, tiến hành thu thập số liệu từ tháng 1/2009 đến 12/2009. Mẫu nghiên cứu gồm có 305 trẻ dư cân có chỉ số khối BMI ≥ 85th percentile (tính theo CDC 2000), thỏa các tiêu chuẩn chẩn đoán SXH của Tổ chức Y tế Thế giới 1997 và có kết quả Mac-Elisa dương tính. Dựa trên bảng câu hỏi tự soạn, chúng tôi thu thập số liệu về biểu hiện lâm sàng, kết quả các xét nghiệm và kết quả của việc điều trị bồi hoàn thể tích dịch tuần hoàn dựa trên cân nặng ở mức 75th percentile. Kết quả: Các bệnh nhi SXH dư cân vào sốc chiếm tỉ lệ 29,5% (độ III 28,9%, độ IV 1,6%). Sốc diễn ra đa số vào ngày 5 của bệnh. Tỉ lệ bệnh nhi vào sốc ngay khi nhập viện chiếm khá cao 52,7%. Triệu chứng cơ năng chủ yếu hay gặp là ói và/hoặc đau bụng kèm theo. Trong quá trình điều trị thì tình trạng đau bụng tăng, gan to nhanh và có xuất huyết mới xảy ra trong quá trình điều trị (XHTH, chảy máu răng mũi, xuất huyết âm đạo) sẽ làm tăng khả năng tái sốc của bệnh nhi. Hct vào sốc tương đối cao so với chuẩn Hct bình thường. Tình trạng men gan khi vào sốc tăng cao chiếm đa số. Men gan tăng cao gặp ở những bệnh nhân có diễn tiến nặng, phức tạp (độ IV, tái sốc). Điều trị bồi hoàn dịch theo cân nặng ở mức 75th percentile trong nghiên cứu này ghi nhận không có trường hợp nào bị sốc kéo dài, tỉ lệ tái sốc là 16,1%, tổng lượng dịch trung bình là 137ml/kg trong 30 giờ, trong đó lượng dịch và thời gian truyền đại phân tử tương đương nhau, việc hỗ trợ hô hấp chỉ chiếm tỉ lệ thấp cũng như không cần phải tiến hành giải áp bằng chọc màng phổi, màng bụng nhiều. Kết luận: Nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn tổng quát về đặc điểm cũng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN