tailieunhanh - Phân tích trạng thái ứng suất của khối đắp nền đường theo lý thuyết đàn hồi

Bài báo trình bày lời giải tích xác định trạng thái ứng suất của khối đắp nền đường theo lý thuyết đàn hồi, từ đó xem xét, phân tích bức tranh tổng thể trạng thái ứng suất đồng thời của khối đắp và nền tự nhiên. | ĐỊA KỸ THUẬT - TRẮC ĐỊA PHÂN TÍCH TRẠNG THÁI ỨNG SUẤT CỦA KHỐI ĐẮP NỀN ĐƯỜNG THEO LÝ THUYẾT ĐÀN HỒI ThS. PHẠM ĐỨC TIỆP, ThS. CAO VĂN HÒA Học viện kỹ thuật Quân sự Tóm tắt: Bài báo trình bày lời giải tích xác định trạng thái ứng suất của khối đắp nền đường theo lý thuyết đàn hồi, từ đó xem xét, phân tích bức tranh tổng thể trạng thái ứng suất đồng thời của khối đắp và nền tự nhiên. Từ khóa: Trạng thái ứng suất, lý thuyết đàn hồi, biến dạng dẻo. Abstract: This paper presents the analytical solution to determine the stress state of the road embankment based on the elastic theory. Then, the general state of the stress distribution of embankment and natural foundation soil is considered and analyzed. Key words: stress state, elastic theory, plastic deformation. 1. Đặt vấn đề Hiện nay trong các tài liệu cơ học đất của Việt Nam cũng như tiêu chuẩn thiết kế nền đường chủ yếu chỉ xem xét trạng thái ứng suất biến dạng của nền tự nhiên, trạng thái ứng suất này được tính toán theo sơ đồ tính đơn giản là quy toàn bộ khối đắp nền đường thành tải trọng phân bố đều hoặc hình thang mà chưa đề cập đến việc xem xét đồng thời trạng thái ứng suất thực của khối đắp nền đường. Nghiên cứu trạng thái ứng suất thực của khối đắp nền đường đặc biệt với khối đắp có chiều cao lớn trên nền đất yếu có ý nghĩa thực tế. 2. Nội dung lời giải bài toán xác định trạng thái ứng suất của khối đắp nền đường theo lý thuyết đàn hồi Cơ sở lý thuyết Xác định trạng thái ứng suất của khối đắp nền đường trên cơ sở đề xuất của giáo sư Dobrov . như sau: với mỗi điểm tính toán ứng suất I(x,z) cần tìm điểm D trên mái dốc thỏa mãn điều kiện lực P nào đó đặt tại D gây ra ứng suất tại I xấp xỉ bằng 0 hoặc nhỏ đến mức trong thực hành tính toán có thể bỏ qua. Nói cách khác, từ I ta có thể xác định được 2 tia là ID và IE, mà 2 tia này sẽ giới hạn vùng phát triển ứng suất (hay còn gọi là phễu thu tải trọng). Cũng theo ý tưởng trên thì khối đất đắp nền đường gây ra ứng suất tại điểm tính toán I(z,x) sẽ được chia .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN