tailieunhanh - Đánh giá đất đai phục vụ qui hoạch cây công nghiệp dài ngày huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

Bài báo đề cập đến vấn đề thành lập bản đồ đơn vị đất đai, đánh giá và phân hạng thích nghi đất đai phục vụ qui hoạch phát triển cây công nghiệp dài ngày huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai nhằm góp phần sử dụng hợp lí lãnh thổ trên quan điểm phát triển bền vững. | ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUI HOẠCH CÂY CÔNG NGHIỆP DÀI NGÀY HUYỆN LONG THÀNH, TỈNH ĐỒNG NAI TRƢƠNG THỊ QUỲNH NHƢ - LÊ NĂM Trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đang có nhiều tiềm năng để phát triển cây công nghiệp dài ngày nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất cả về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Tuy nhiên việc xác định và phân vùng khả năng thích hợp là cơ sở khoa học để thực hiện qui hoạch đất đai phát triển cây công nghiệp dài ngày vẫn chƣa đƣợc thực hiện. Bài báo đề cập đến vấn đề thành lập bản đồ đơn vị đất đai, đánh giá và phân hạng thích nghi đất đai phục vụ qui hoạch phát triển cây công nghiệp dài ngày huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai nhằm góp phần sử dụng hợp lí lãnh thổ trên quan điểm phát triển bền vững. Từ khóa: đơn vị đất đai, cây công nghiệp dài ngày, phân hạng thích nghi, huyện Long Thành 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, công tác đánh giá đất đai ở nƣớc ta đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan, tạo cơ sở cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nông - lâm nghiệp theo hƣớng chuyên môn hoá. Huyện Long Thành nằm ở phía tây nam tỉnh Đồng Nai, với diện tích tự nhiên ha [8], là nơi có nhiều tiềm năng đất đai phục vụ phát triển nhiều loại hình sử dụng nông nghiệp, đặc biệt là các cây công nghiệp dài ngày (CNDN). Hiện nay, việc sử dụng đất đai cho phát triển các loại hình cây CNDN ở huyện vẫn còn nhiều bất cập, chƣa phát huy hết tiềm năng sinh thái lãnh thổ dẫn đến hiệu quả kinh tế chƣa cao cũng nhƣ có những diễn biến phức tạp về môi trƣờng. Hơn 20% cƣ dân của huyện Long Thành hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp [2], đời sống cƣ dân nhiều nơi vẫn còn khó khăn [7]. Việc phát triển cây CNDN sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp, cải thiện đời sống dân cƣ, phát huy tiềm năng đất đai của vùng Đông Nam Bộ, tăng khả năng bảo vệ môi trƣờng. Đồng thời, việc phát triển cây công nghiệp lâu năm là vấn đề đang đƣợc các cấp quản lí ở địa phƣơng quan tâm. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thích nghi

TỪ KHÓA LIÊN QUAN