tailieunhanh - Về "Chủ nghĩa hiện thực kiểu Đôxtôiepxki" (khảo sát qua tập truyện ngắn, truyện vừa của Đôxtôiepxki)

Fêđo Mikhailôvich Đôxtôiepxki (1821 – 1881) có một cuộc đời không chút phẳng lặng. Thậm chí có thể nói 60 năm cuộc đời ông là một chuỗi những thăng trầm, sóng gió và bi kịch nhưng không phải không có những giờ khắc chói sáng. Quan trọng hơn là chỉ bằng những giờ khắc chói sáng ngắn ngủi ấy nhưng đủ sức làm nên một diện mạo văn học Đôxtôiepxki không thể trộn lẫn với bất kì ai trên văn đàn thế giới. | VỀ “CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC KIỂU ĐÔXTÔIEPXKI” (Khảo sát qua tập TRUYỆN NGẮN, TRUYỆN VỪA của Đôxtôiepxki) NGU YỄN THỊ PHI NGA Tóm tắt Fêđo Mikhailôvich Đôxtôiepxki (1821 – 1881) có một cuộc đời không chút phẳng lặng. Thậm chí có thể nói 60 năm cuộc đời ông là một chuỗi những thăng trầm, sóng gió và bi kịch nhưng không phải không có những giờ khắc chói sáng. Quan trọng hơn là chỉ bằng những giờ khắc chói sáng ngắn ngủi ấy nhưng đủ sức làm nên một diện mạo văn học Đôxtôiepxki không thể trộn lẫn với bất k ì ai trên văn đàn thế giới. Cuộc đời, số phận văn học và tác phẩm của Đôxtôiepxki từng gây ra nhiều nhận định, tranh cãi và những cố gắng lí giải của các thế hệ người đọc và các nhà nghiên cứu cùng thời hoặc khác thời với ông. Điều này là một minh chứng cho sự phức tạp, sự bí ẩn của hiện tượng văn học Đôxtôiepxki. Ngay cả ở Liên Xô, việc đánh giá công lao của nhà văn này cũng gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Chẳng hạn, kể từ khi Cách mạng tháng Mười thành công, người ta không chú ý, không quan tâm, thậm chí phủ nhận mọi sáng tác, mọi đóng góp nghệ thuật của Ðôxtôiepxki. Số lượng sách in các tác phẩm của Ðôxtôiepxki rất ít. Việc nghiên cứu phê bình về nhà văn này bị lãng quên. Ðến đầu thế kỉ XX, cuốn Những vấn đề thi pháp Ðôxtôiepxki (1929) của M. Bakhtin được in lần thứ nhất. Ðây là một công trình nghiên cứu quan trọng và có giá trị to lớn về các sáng tác của Ðôxtôiepxki. Tuy nhiên cuốn sách đã bị chỉ trích và coi thường. Năm 1972 tình hình xã hội ở Liên Xô có nhiều thay đổi. Người ta cho xuất bản bộ Ðôxtôiepxki toàn tập và đã bán hết ngay. Các nhà phê bình nghiên cứu bắt đầu chú ý đến các tác phẩm của Ðôxtôiepxki. Kể từ đây, những sáng tác của Ðôxtôiepxki được nhìn nhận và đánh giá đúng mức. M. Gorki đã so sánh tài năng nghệ thuật của Đôxtôiepxki ngang với Sêcxpia. Cùng với Xantưcôp Xêđrin và L. Tônxtôi, Đôxtôiepxki đã góp phần quan trọng làm nên dung mạo của nền văn học hiện thực Nga những thập kỉ cuối thế kỉ bạo tàn. Nhiều nhà văn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN